Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

Nghiên cứu xác lập hệ thống tiêu chí làng bản văn hóa phát triển bền vững với các vùng miền đáp ứng yêu cầu xây dựng mô hình nông thôn mới ở Thanh Hóa

Trường Đại học Hồng Đức

UBND Tỉnh Thanh Hóa

Ths Ngô Xuân Sao

Khoa học xã hội

02/01/2014

Đề tài có đối tượng nghiên cứu là toàn bộ những nội dung có liên quan tới việc xây dựng làng văn hóa trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Cụ thể là các điều kiện xây dựng làng văn hóa, tiêu chí làng văn hóa trong mô hình nông thôn mới: truyền thống văn hóa làng, sự phát triển kinh tế- xã hội, đường lối, chính sách… đặc điểm làng ở Thanh Hóa và cac phương án phân vùng để xây dựng mô hình làng văn hóa ở Thanh Hóa. Tiến hành điều tra, khảo sát kinh nghiệm xây dựng làng văn hóa tại 4 xã điểm xây dựng nông thôn mới của cả nước và 8 xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đã nghiên cứu xác định được cơ sở khoa học và thực tiễn để phân vùng văn hóa và mô hình làng văn hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa để phân chia thành 4 tiêu chí (Tiểu vùng văn hóa miền núi cao; Tiểu vùng văn hóa miền núi thấp; Tiểu vùng văn hóa đồng bằng; Tiểu vùng văn hóa biển) trên cơ sở 5 tiêu chí (Đời sống kinh tế; Nếp sống cộng đồng và đời sống văn hóa tinh thần; Môi trường sinh thái, cảnh quan làng xã; Ý thức pháp luật; Ý thức cộng đồng) từ đó đề xuất được các giải pháp để thực hiện hóa việc xây dựng làng văn hóa phù hợp với các vùng trong mô hình xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa. Đề tài đã chuyển giao cho Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Thanh Hóa sử dụng những dữ liệu, tài liệu làm tài liệu tham khảo, đã chuyển giao cho các huyện Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước là địa bàn thuộc tiểu vùng miền núi cao sử dụng tài liệu. Huyện Ngọc Lặc là địa bàn thuộc tiểu vùng miền núi thấp cũng đã sử dụng nguồn tài liệu của đề tài để tham khảo. Các giải pháp, kiến nghị của đề tài đã chỉ rõ quan điểm việc xây dựng nông thôn mới không được phá vỡ các cảnh quan làng xã mang tính khu vực đã được hình thành trong lịch sử.
Lợi ích kinh tế: là nguồn tài liệu tham khảo cung cấp luận cứ, luận chứng cho việc xây dựng chính sách, quy hoạch phát triển làng văn hóa - một nhiệm vụ quan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới; Các nghiên cứu khảo sát thực tiễn ở các xã điểm là các bài học kinh nghiệm bổ ích mà các nghiên cứu về lĩnh vực này về sau đỡ công sức, thời gian và kinh phí để tiến hành điều tra khảo sát. Về lợi ích xã hội đề tài được nghiệm thu đánh giá của Hội đồng Khoa học chuyên ngành cấp tỉnh khi đề tài được ứng dụng sẽ góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả chất lượng xây dựng làng văn hóa ở Thanh Hóa. Đồng thời khai thác phát huy các giá trị truyền thống của văn hóa làng ở mỗi vùng miền phục vụ cho công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Nông thôn mới; Làng; Bản; Văn hóa; Tiêu chí; Phát triển bền vững

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không