
- Nghiên cứu ảnh hưởng do tồn lưu biến đổi hóa học của một số chất hữu cơ ô nhiễm khó phân hủy trong trầm tích sông Cầu Bây đến chất lượng nước tưới đất nông nghiệp của xã Kiêu Kỵ và đề xuất giải pháp
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo một số thiết bị cơ giới hóa tự động hóa một số khâu trong thu hoạch một số loại cây ăn quả tại vùng Tây Nam Bộ
- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống hoa chi Lilium
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng của các tổ chức đảng trực thuộc Đảng bộ Quân sự tỉnh Quảng Bình trong tình hình mới
- Nghiên cứu tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh khóa IX và các luận cứ khoa học cho việc xây dựng Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thức X tại tỉnh Bến Tre
- Hỗ trợ thí điểm áp dụng hệ thống quản lý an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001/ISO 45001 cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp
- Đánh giá chất lượng của một số sản phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường có nguy cơ gây mất an toàn và đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa
- Nghiên cứu ứng dụng vật liệu FRP (Fiberglass Reinforced Plastic) sản xuất khung lồng nuôi thủy sản trên biển
- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo thiết bị rung khử ứng suất dư ứng dụng cho các chi tiết cơ khí dạng hàn và đúc có trọng lượng và kích thước lớn
- Nghiên cứu thiết kế và xây dựng các phần tử sinh học để phát triển Biosensor ứng dụng trong phát hiện và sàng lọc các hợp chất gây ung thư và tiền ung thư



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
08/2019/KQNC
Nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi cua lột trong hệ thống bể tuần hoàn quy mô nông hộ tại Phú Yên
Công ty Cổ phần Bá Hải
UBND Tỉnh Phú Yên
Tỉnh/ Thành phố
ThS. Trần Quang Ngọc
PGS.TS. Trần Ngọc Hải; Võ Ngọc Tĩnh; KS. Nguyễn Thị Thời; KS. Nguyễn Văn Nghĩa; KS. Đào Duy Tùng
Nuôi trồng thuỷ sản
05/2016
11/2018
29/01/2019
08/2019/KQNC
17/06/2018
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Yên
Tìm ra công nghệ nuôi phục vụ cho nghề nuôi trồng của dân góp phần đa dạng hóa nuôi trồng thủy sản. Tạo ra quy trình công nghệ sản xuất cua lột trong bể tuần hoàn quy mô nông hộ. Tạo ra mô hình sản xuât cua lột trong hệ thông bê tuân hoàn quy mô nông hộ đạt năng suât 12- 15kg/10-15 ngày/ 10m2
Hệ thống bể tuần tuần hoàn nuôi cua lột đã được thiết kế, lắp đặt và hoạt động theo quy mô hộ gia đình với 6 bể nuôi (2,1x1,6x0,4m), trụ lọc cơ học (0,3x1,3m), trụ lọc amoni (0,3x1,3m), bể chứa nước thải (1,7x1,4x0,4m) và bể chứa nước sạch (1,7x1,4x0,4m), 600 rổ nhựa (20x16x11 cm) cùng với các thiết bị cần thiết, thả nuôi 600 con cua cùng lúc. Các yếu tố môi trường trong hệ thống nuôi (DO 6,5-7,3 mg/L, TAN 0,12-0,4 mg/L, NO2-0,27-0,37 mg/L, NO3- 0,2-1,2 mg/L, pH 7,5-7,7, độ kiềm 110-113 mg/L, độ mặn 13,7-15 ‰ và nhiệt độ 27,7 – 28,4 oC) được kiểm soát chặt chẽ trong các quá trình hoạt động nuôi cua lột, ổn định và nằm trong phạm vi tiêu chuẩn chất lượng nước cho nuôi cua. Biện pháp kỹ thuật kiểm soát môi trường trong hệ thống bể tuần hoàn nuôi cua lột bao gồm: xử lý nước trước khi cấp nước,vận hành hệ thống; kỹ thuật cho cua ăn và xử lý thức ăn thừa và các biện pháp khác như sục, khí, thay nước, cung cấp lợi khuẩn và vệ sinh. Tỷ lệ sống của cua trong thí nghiệm nuôi bằng thức ăn tươi (cá liệt, cá cơm, cá trích và mực đạt 87,3-94 %, trong đóthức ăn cá liệt cho tỷ lệ sống cao nhất và cá trích đạt tỷ lệ sống thấp nhất. Tỷ lệ cua lột vỏ trong thí nghiệm thức ăn tươi đạt 74- 82 %, trong đó thấp nhất ở nghiệm thức thức ăn cá trích và cao nhất ở nghiệm thức cá liệt. Các loại thức ăn tươi thí nghiệm đều thích hợp cho nuôi cua lột, nhưng tốt nhất là cá liệt. Tỷ lệ sống của cua trong thí nghiệm nuôi bằng thức ăn chế biếnđạt 88 - 95%, cao nhất ở nghiệm thức thức ăn chế biến gồm cá liệt (40%), bột ruốc (40%), phụ gia (bột mực, bột mì, gluten bột mì, leucithin, dầu cá)18% và vitamin+ khoáng 2%. Tỷ lệ cua lột vỏ trong thí nghiệm thức ăn chế biến đạt 73-87,5%, cao nhất ở nghiệm thức thức ăn chế biến gồm cá liệt (40%), bột đậu nành (40%), phụ gia (bột mực, bột mì, gluten bột mì, lecithin, dầu cá)18% và vitamin+ khoáng 2%. Các kết quả này ứng dụng vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, và không chuyển giao công nghệ. Cơ quan chủ trì hiện tại đang ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào sản xuất. Với 02 cơ sở sản xuất chính nằm tại thị xã Đông Hoà và thị xã Sông Cầu. Hiện nay, cơ quan chủ trì đã nhân rộng cho 2 hộ nuôi cua ở xã Hòa Tâm, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên triển khai mô hình nuôi cua lột trong hệ thống bể tuần hoàn quy mô nông hộ. Bước đầu triển khai mô hình các hộ nuôi tích cực thực hiện các nội dung theo quy trình nuôi, nhằm đảm bảo đúng kỹ thuật để mang lại hiệu quả cao. Mỗi mô hình trang bị 10 bể composite để nuôi cua lột, nguồn cua nguyên liệu được chọn lọc từ các ao nuôi cua của các hộ nuôi.
Cua lột; Nghiên cứu; Mô hình; Nuôi cua lột; Hhệ thống bể tuần hoàn; Nông hộ
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học nông nghiệp,
Cơ sở để xây dựng Dự án SXTN,
Số lượng công bố trong nước: 0
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
Không