
- Nghiên cứu phát triển các giải pháp khai thác cơ sở dữ liệu sáng chế trong lĩnh vực cơ khí chế tạo
- Nghiên cứu thực trạng nguyên nhân và đề xuất giải pháp kỹ thuật để quản lý hiện tượng vàng lá góp phần nâng cao năng suất chất lượng trên cây cam tại tỉnh Quảng Ninh
- Nghiên cứu mối liên hệ giữa phát triển doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế phục vụ công tác xây dựng chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam
- Hoàn thiện quy trình sản xuất vắc-xin phòng bệnh viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae gây ra ở lợn
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống quan trắc ô nhiễm nước tự động lưu động
- Nghiên cứu tách nhận dạng và theo dõi tư thế của người từ một chuỗi ảnh chiều sâu mà không cần huấn luyện trước
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng định hướng quy hoạch phát triển bền vững các tiểu vùng Tây Bắc
- Giải pháp phát triển hợp lý công nghiệp Việt Nam theo không gian lãnh thổ thời kỳ đến năm 2030
- Phát triển sản xuất giống dừa giai đoạn 2017-2020
- Lý thuyết chính quy cho phương trình đạo hàm riêng



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
389/GCN-KHCN
Nghiên cứu xây dựng quy trình gieo ươm và trồng cây bần không cánh (Sonneratia apetala) góp phần phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển tỉnh Nam Định
Vườn quốc gia Xuân Thủy
UBND Tỉnh Nam Định
Tỉnh/ Thành phố
Ngô Văn Chiều
Ngô Văn Chiều; Nguyễn Viết Cách; Trần Thị Hồng Hạnh; Lê Văn Thành; Phan Văn Trường; Trần Thị Thu Hiền; Phạm Văn Chính; Vũ Quốc Đạt; Trần Thị Nguyệt; Mai Quang Tuấn;
Khoa học công nghệ trồng trọt khác
01/04/2018
01/11/2020
19/01/2021
389/GCN-KHCN
31/03/2021
Sở Khoa học và Công nghệ
Hướng dẫn ký thuật gieo ươm và trồng cây Bàn không cánh và hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Bần không cánh tại khu vực bãi bồi cửa sông ven biển tỉnh Nam Định đã được Vườn quốc gia Xuân Thủy và một số cá nhân trên địa bàn đưa vào ứng dụng để sản xuất cây giống Bần không cánh cung cấp cây con cho các chương trình, dự án trồng rừng, phục hồi rừng và các hoạt động trồng trải nghiệm cây ngập mặn tại khu vực. Việc chuyên giao kỹ thuật gieo ươm, chăm sóc và trồng Bần không cánh sẽ được chuyển giao cho cộng đồng địa phương và các đơn vị hữu quan trong khu vực đã được đề tài thực hiện thông qua các lớp tập huấn. Đối với các tổ chức/đơn vị, cá nhân tại các địa bàn có điều kiện gây trồng tương tự như khu vực bãi bồi cửa sông ven biển của Nam Định như Thái Bình, Quảng Ninh, đơn vị đã chia sẻ hướng dẫn gieo ươm và trồng cây Bần không cánh thông qua việc tham quan mô hình và hướng dẫn chi tiết kỹ thuật.
Về mặt kinh tế: Sản xuất được giống cây Bần không cánh giúp nâng cao tỷ lệ sống của cây trồng, góp phần giảm kinh phí và số lần trồng rừng. Vườn ươm nằm tại đại bàn tỉnh Nam Định ngoài lợi ích chủ động được nguồn giống, còn giảm được chi phí vận chuyển mua cây từ địa phương khác về trồng (khoảng 25-30%). Trồng được dải rừng phòng hộ ven biển giữ bãi bồi, chống gió bão nhằm bảo vệ đê biển và giảm mức tối thiểu thiệt hại về sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, các công trình giao thông, ...
Về mặt xã hội: Đề tài góp phần đưa giống mới và các tiến bộ kỹ thuật đến với bà con nông dân và tạo ra phong trào trồng rừng trong khu vực, góp phần tích cực trong việc chủ động bảo vệ đê biển. Việc ứng dụng các công nghệ gieo, ươm nhân giống hữu tính cây Bần không cánh và trồng thực nghiệm thành công cây Bần không cánh tại VQG Xuân Thủy, tỉnh Nam Định đã góp phần nâng cao chức năng phòng hộ của hệ sinh thái rừng ngập mặn nơi đây, qua đó góp phần tích vực trong bảo vệ, xây dựng và phát triển đời sống, kinh tế, văn hóa, tinh thần và cải thiện môi trường sinh thái cho nhân dân vùng ven biển, góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như của VQG Xuân Thủy
- Về mặt môi trường, đa dạng sinh học: Việc đề tài thực hiện nhân giống và trồng thành công cây Bần không cánh trên khu vực bãi bồi cửa sông, ven biển của VQG Xuân Thủy đã góp phần bổ sung tổ thành loài cho hệ sinh thái rừng ngập mặn tại khu vực, tăng tính đa dạng sinh học, nâng cao chức năng phòng hộ của rừng và đặc biệt là thích ứng tốt trước biến đổi khí hậu vì cây có khả năng chịu mặn và chịu lạnh cao.
cây bần; cây bần không cánh;
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học nông nghiệp,
Cơ sở để xây dựng Dự án SXTN,
Số lượng công bố trong nước: 2
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
Không