- Lập pháp hình sự về trách nhiệm của pháp nhân dưới góc độ so sánh luật
- Nghiên cứu phản ứng hạt nhân gây bởi các chùm nơtron trên lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt
- Cơ sở lý luận thực tiễn và những định hướng lớn xây dựng Luật Tổ chức thi hành pháp luật
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy tại trường THPT Giao Thủy
- Nghiên cứu phát triển hệ thống phân tích vết truy cập dịch vụ cho phép phát hiện cảnh báo hành vi bất thường và nguy cơ mất an toàn thông tin trong Chính phủ điện tử
- Thiết kế tổng hợp thử hoạt sinh học của một số dãy acid hydroxamic mới mang hệ dị vòng
- Nghiên cứu đa dạng ký sinh trùng ở thằn lằn Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam
- Khảo sát tình trạng gây ô nhiễm môi trường và phát tán các vi khuẩn đề kháng đối với kháng sinh từ chất thải của các cơ sở chăn nuôi heo quy mô vừa và nhỏ ở Tiền Giang và đề xuất giải pháp khắc phục
- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nội soi trong chẩn đoán và điều trị một số bệnh cơ quan hô hấp và trung thất
- Xây dựng cơ sở dữ liệu và ứng dụng CNTT trong quản lý đối tượng nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
2023-64-0591/NS-KQNC
Nghiên cứu xu hướng kết tinh và hiện tượng quá bão hòa của một số dược chất kém tan ứng dụng trong bào chế nano tinh thể và hệ phân tán rắn vô định hình nhằm làm tăng sinh khả dụng thuốc
Trường Đại học Dược Hà Nội
Bộ Y tế
Quốc gia
PGS. TS. Nguyễn Thạch Tùng
GS.TS. Phạm Thị Minh Huệ, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh, GS.TS. Sang Cheol Chi, TS. Nguyễn Trần Linh, TS. Trần Cao Sơn, TS. Nguyễn Thùy Dương, DS. Bùi Quang Đông
Kỹ thuật hoá dược
01/04/2020
01/03/2023
29/12/2022
2023-64-0591/NS-KQNC
14/04/2023
Cục Thông tin Khoa học & Công nghệ Quốc gia
Đây là hiện tượng vật lý hiện đang được quan tâm nhiều để giải thích cơ chế giải phóng, hấp thu thuốc từ các hệ quá bão hòa như HPTR. Để xác định được diêm tách pha, các nhóm nghiên cứu hàng đầu trên thế giới đang áp dụng một sô biện pháp như đo diêm tăt quang UV, phổ huỳnh quang hoặc tán xạ ánh sáng động [9, 18J. Các phương pháp này đều rất hiện đại và đòi hỏi thiết bị đặc thù. Tuy nhiên, ý thức được tầm quan trọng của thí nghiệm này, chủ nhiệm đê tài cùng các thành viên đã phát triên thành công phương pháp đo tăt quang u v trên thiêt bị tại Bộ môn Bào chế với 2 hoạt chất là 1-THP và 1TZ. Những kết quả thu được từ thí nghiệm này phục vụ hữu ích cho việc biện giải các kết quả về hấp thu của 1-tetrahydropalmatin từ hệ phân tán rắn. Do đây là một chủ đề nghiên cứu mới ở trên thê giới trong 5 năm trở lại đây, nên triển khai thành công thí nghiệm này sẽ đảm bảo tính mới và tính khoa học của đê tài qua đó kết quả nghiên cứu đã được chấp nhận công bố trên tạp chí ISI uy tín European Journal of Pharmaceutical Science (IF 4,384) [19].
Việc bào chế và đánh giá hiệu quả của hệ phân tán rắn vô định hình không phải là chủ đề nghiên cứu mới. Bản thân chủ nhiệm đê tài đã công bố một số kết quả về dạng bào chế này trên các tạp chí như Journal of Pharmacy and Pharmacology (IF 2,405), Drug Development and Industrial Pharmacy (IF 2,29) hoặc Journal of Pharmaceutical Investigation (Scopus).
Diêm mới mà chủ nhiệm đề tài muốn tìm hiểu trong nghiên cứu này là xem xét tác động của các tá dược như chât diện hoạt, hoặc điêu chỉnh pH vi môi trường, là những tá dược thường được thêm vào hệ phân tán nhiêu câu tử, tới sô phận của dược chất ở điều kiện in-vitro (hiện tượng kêt tinh, tách pha lỏng lỏng, quá bão hòa) và in-vivo (khả năng hấp thu). Ý tưởng nghiên cứu này mặc dù cũng đã được thực hiện trước đó [20-23], nhưng nhìn chung cách bố trí thí nghiệm và giải thích đêu thường dễ dàng chấp nhận một kết quả có tính áp đặt là sự xuât hiện của tá dược trên có thê nâng cao hòa tan cho dược chất. Tuy nhiên, những kết quả do nhóm nghiên cứu triên khai cho thây tùy vào vùng bố trí thí nghiệm mà các tá dược hỗ trợ ảnh hưởng có lợi hoặc bât lợi tới diêm tách pha lỏng lỏng, khả năng khuếch tán của hệ phân tán rắn vô định hịnh chứa 1-THP [19] và ITZ [24], Các kết quả tìm được cũng tương đồng với kêt quả của nhóm của giáo sư Lynne Taylor ở Đại học Perdue công bố năm 2016 [25, 26], Việc nghiên cứu sâu hơn đỗ giải thích hiện tượng này là một điểm mới cho kết quà đã công bổ trên tạp chí ISI uy tín đồng thời cũng có giá trị thực tiễn.
Tiềm năng của hệ nano mang thuốc đã được đề cập rất nhiều trên sách vở, tuy nhiên sự khó khăn khi nâng cấp cua hệ mang thuốc này lại đang là hạn chế quá lớn khiến nó khó được tiếp nhận rộng rãi. Việc tìm ra được polyme mang thuốc và phương pháp bào chế phù hợp đóng vai trò then chốt cho sự thành công của hộ nano mang thuốc. Thông qua nghiên cứu động học kết tinh, hình thái học của LNX nhóm nghiên cứu đã tìm ra một phương pháp nhanh, hiệu quả để bào chế nano LNX nhằm làm tăng độ tan của dược chất này [27] [28].
Đề có thể dễ dàng sứ dụng, nano LNX được đưa vào lớp vỏ của viên nén nhằm làm tăng độ tan và hiệu quả giảm đau của dược chất. Trong khi đó, lóp lõi của viên nén sẽ là viên nhân giải phóng kéo dài theo động học bậc 0 [29]. Ý tưởng kết hợp 2 công nghệ trong một viên phối hợp có mô hình giải phóng kép gồm phần vỏ sử dụng nano tinh thể hòa tan nhanh đê giảm đau nhanh và phần lỗi giải phóng kéo dài nhằm làm giảm số lần sử dụng của dược chất LNX là hoàn toàn mới và có tính khả thi cao. Nghiên cứu phát triển thành công dạng bào chế mới này đã được chấp nhận công bố trên tạp chí ISI uy tín International Journal of Biological Macromolecules (IF 6.93) [30]. Triên vọng ứng dụng thực tế của công nghệ này hiện đang được nhóm nghiên cứu tiếp tục mở rộng với nhiều hoạt chất khác nhau
Không
Bão hoà; Bào chế; Nano tinh thể; Rắn vô định; Chất kém tan; Sinh khả dụng thuốc
Ứng dụng
Đề án khoa học
1
Không