liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

CTDT/16-20

2021-53-1041/KQNC

Những vấn đề cơ bản và cấp bách về đất đai ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Trường Đại học Kinh tế

Đại học Quốc gia Hà Nội

Quốc gia

PGS.TS. Trần Đức Hiệp

PGS.TS. Nguyễn An Thịnh, PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Khánh, PGS.TS. Trần Trung, PGS.TS. Bùi Văn Đạo, TS. Phí Hùng Cường, TS. Nguyễn Thế Kiên, TS. Hoàng Khắc Lịch, TS. Nguyễn Văn Hồng, ThS. Hà Quang Khuê, ThS. Phạm Văn Tuấn, ThS. Phạm Quang Minh, ThS. Tạ Văn Hạnh

Xã hội học chuyên đề; Khoa học về giới và phụ nữ; Các vấn đề xã hội Nghiên cứu gia đình và xã hội; Công tác xã hội

07/2018

12/2020

27/12/2020

2021-53-1041/KQNC

01/06/2021

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

1. Đề tài đã hệ thống hóa quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai ở vùng miền núi, dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đồng thời phân tích sâu các chính sách dân tộc liên quan đến đất đai như Chính sách giao đất giao rừng; Chính sách định canh, định cư, hỗ trợ nhà ở; Chính sách bảo vệ và phát triển rừng và các chính sách phát triển kinh tế xã hội có liên quan tới đất đai vùng DTTS và miền núi. Trên cơ sở, các chính sách liên quan đến đất đai, đề tài đã tập trung đánh giá kết quả, hiệu quả và tác động của chính sách, pháp luật đất đai ở vùng DTTS&MN qua 4 vấn đề: tính phù hợp, tính đồng bộ; tính công bằng và tính kết nối. Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ tác động của chính sách đất đai đến nhiều lĩnh vực của đời sống, nhất là tác động đến các mối quan hệ tộc người hiện nay. Từ các nguồn tư liệu thu thập được, các vấn đề cấp bách về đất đai cũng đã được nhận diện. 2. Nhận diện về những vấn đề cơ bản và cấp bách về đất đai vùng DTTS&MN thông qua các tiêu chí xác định và những biểu hiện của những vấn đề cơ bản và cấp bách, qua đó, xác định được 05 vấn đề cơ bản và 08 vấn đề cấp bách về đất đai vùng DTTS&MN, đồng thời phát hiện các vấn đề cấp bách về đất đai theo bốn vùng DTTS&MN: Trung du, miền núi phía Bắc; Bắc và Nam Trung Bộ; Tây Nguyên và Nam Bộ. 3. Phân tích và nhận định được xu hướng diễn biến các vấn đề cơ bản và cấp bách về đất đai vùng DTTS&MN đến năm 2030 với 05 xu hướng chính là: (1) Xu hướng thu hẹp quỹ đất; (2) Xu hướng chênh lệch bình quân đất đai trên đầu người; (3) Xu hướng tích tụ ruộng đất; (4) Xu hướng tác động của thiên tai, BĐKH đến quỹ đất đai DTTS&MN và (5) Xu hướng chuyển đổi các hình thức sinh kế vùng đồng bào DTTS&MN. 4. Đề xuất được cơ chế, chính sách và giải pháp giải quyết các vấn đề cơ bản và cấp bách về đất đai vùng đồng bảo DTTS&MN đến năm 2030 với các nhóm giải pháp cụ thể và cơ chế, chính sách và giải pháp đặc thù cho 04 vùng địa lý đối với đồng bào DTTS&MN. 5. Đề xuất được bản khuyến nghị tổng hợp về chính sách đất đai cho các bên liên quan với 07 khuyến nghị, trong đó có 02 khuyến nghị cho vấn đề cơ bản về đất đai; 04 khuyến nghị cho vấn đề cấp bách về đất đai và 01 khuyến nghị cho vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp bách về đất đai, gồm: (1) Khuyến nghị chính sách về khung pháp lý, đây là vấn đề mang tính cơ bản; (2) Khuyến nghị khung chính sách thúc đẩy sử dụng khôn khéo, hiệu quả giá trị nhiều mặt và làm gia tăng giá trị đất đai vùng đồng bào DTTS, miền núi, đây là vấn đề cấp bách; (3) Khuyến nghị chính sách khắc phục tính manh mún đất đai, thiếu đất và điều chỉnh phương thức tích tụ đất đai vùng đồng bào DTTS, miền núi là vấn đề mang tính cơ bản; (4) Khuyến nghị chính sách khắc phục tình trạng thoái hóa đất dốc và phục hồi cân bằng sinh thái đất gắn với dịch vụ môi trường rừng vùng đồng bào DTTS, miền núi, là vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp bách; (5) Khuyến nghị về chính sách nâng cao nhận thức cộng đồng đồng bào DTTS, miền núi về giá trị đất đai trong hoàn cảnh phát triển mới là vấn đề cấp bách; (6) Khung chính sách hướng tới nâng cao nhận thức và tăng cương tính thích nghi với biến đổi khí hậu theo từng vùng sinh thái của các cộng đồng đồng bào DTTS và miền núi, là vấn đề mang tính cấp bách; và (7) Khung chính sách tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý địa phương và nâng cao nhận thức về sử dụng đất đai hiệu quả theo các vùng sinh thái cộng đồng đồng bào DTTS và miền núi, là vấn đề cấp bách.
19302
• Cung cấp hệ thống cơ sở dữ liệu cho những nghiên cứu cơ bản của nhiều ngành khoa học liên quan đến phát triển bền vững DTTS. • Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho các cán bộ Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và các cơ quan tham gia thực hiện đề tài. • Đề tài sẽ thu hút trực tiếp một số học viên sau đại học trực tiếp nghiên cứu các chủ đề liên quan với các chuyên ngành dân tộc, văn hoá, kinh tế học, nhân học, môi trường, tôn giáo, an ninh- quốc phòng

Đất đai; Dân tộc thiểu số; Miền núi; Chính sách; Phát triển bền vững

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học xã hội,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh, 2 học viên cao học