liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

2015-02-184

Sản xuất thử và phát triển hai giống mía K95-156 và Suphanburi 7

Viện nghiên cứu mía đường

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TS. Nguyễn Đức Quang

Cây lương thực và cây thực phẩm

06/02/2015

2015-02-184

- Hoàn thành qui trình nhân giống mía tại vùng Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ bằng việc bổ sung một số biện pháp kỹ thuật như trồng hàng kép, bón phân lân… - Đã thực hiện đủ 3 mô hình nhân giống với tổng diện tích là 40 ha đạt 100% kế hoạch đề ra về diện tích, thu được 1.263,3 tấn mía giống đủ tiêu chuẩn và vượt kế hoạch 563,3 tấn. - Đã thực hiện đủ 3 mô hình thâm canh trên diện tích 80 ha đạt 100% kế hoạch đề ra về diện tích, tổng sản lượng mía nguyên liệu đạt 7.965,95 tấn và vượt kế hoạch 1.370,95 tấn. - Giống mía mới công nhận chính thức là: Giống K95-156; Giống Suphanburi7. - Sản lượng mía: Mía giống: Tổng sản lượng mía giống của dự án đạt 1.263,3 tấn vượt kế hoạch 563,3 tấn, trong đó giống Suphanburi7 tại Khánh Hòa đạt 218,8 tấn và tại Hậu Giang đạt 386,5 tấn; Giống K95-156 tại Tây Ninh đạt 595 tấn; Mía nguyên liệu: Tổng sản lượng mía nguyên liệu của dự án đạt 7.965,95 tấn vượt kế hoạch 1.370,95 tấn.
11064
1. Hiệu quả kinh tế của qui trình nhân giống Suphaburi 7 và K95-156 - Hiệu quả kinh tế của mô hình nhân giống trên diện tích 20ha tại 3 vùng có tổng lợi nhuận mang lại là 339,560 triệu đồng. - Hiệu quả kinh tế qui trình nhân giống so với đối chứng: Tổng lợi nhuận của 20 ha nhân giống Suphanburi7 và K95-156 trong 3 mô hình nhân giống tại 3 tỉnh được áp dụng qui trình nhân giống sau khi đã hoàn thiện vượt đối chứng là 177,540 triệu đồng. - Hiệu quả kinh tế (tác động kinh tế xã hội) của người dân áp dụng qui trình nhân giống tại các vùng thực hiện dự án so đối chứng. Diện tích nhân giống Suphanburi7 và K95-156 theo qui trình nhân giống đã hoàn thiện người dân áp dụng tại 3 vùng là 47,2 ha, tổng lợi nhuận vượt so với đối chứng là 428,19 triệu đồng. 2. hiệu quả kinh tế của qui trình thâm canh Suphanburi7 và K95-156 - Hiệu quả kinh tế của qui trình thâm canh: Hiệu quả kinh tế áp dụng qui trình thâm canh trong mô hình trình diễn giống K95-156, Suphanburi7 trên diện tích 80 ha tại 3 vùng có tổng lợi nhuận mang lại là 2.779,434 triệu đồng. - Hiệu quả kinh tế qui trình thâm canh so với đối chứng: Tổng lợi nhuận 80 ha mô hình thâm canh giống Suphanburi7 và K95-156 tại 3 tỉnh được áp dụng qui trình thâm canh sau khi đã hoàn thiện vượt đối chứng là 1.427,875 triệu đồng. - Hiệu quả kinh tế (tác động kinh tế xã hội) của người dân áp dụng qui trình thâm canh tại các vùng thực hiện dự án so đối chứng: Diện tích giống Suphanburi7 và K95-156 theo qui trình thâm canh đã hoàn thiện tại 3 vùng là 737 ha, tổng lợi nhuận vượt so với đối chứng là 17.675,596 triệu đồng. 3. Hiệu quả kinh tế của 2 giống mía mới tại 3 tỉnh thực hiện dự án. - Giống Suphanburi7: Tại tỉnh Khánh Hòa lợi nhuận vượt đối chứng là 16,133 triệu đồng/ha. Tại Hậu Giang lợi nhuận vượt đối chứng là 17,818 triệu ha. - Giống K95-156: Tại Tây Ninh trong mô hình thâm canh không tưới bổ sung mùa khô lợi nhuận kinh tế vượt đối chứng là 16,560 triệu đồng/ha.

Kết quả khoa học; Công nghệ; Dự án; Sản xuất thử; Giống mía

Ứng dụng

Dự án sản xuất thử nghiệm

- Công ty Cổ phần Mía Đường Khánh Hòa: KSC - Công ty Cổ phần Mía Đường Cần Thơ: CASUCO - Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa: BHS

Công ty Cổ phần Đường Khánh Hòa có 1 nhà máy đường Cam Ranh với tổng công suất thiết kế 8.000 tấn mía/ngày. Công ty Cổ phần Mía Đường Biên Hòa có 2 nhà máy đường, bao gồm nhà máy đường thô Tây Ninh và nhà máy đường Trị An với tổng công suất thiết kế 3.500 tấn mía/ngày. Công ty Cổ phần Mía Đường Cần Thơ có 2 nhà máy đường Phụng Hiệp và Vị Thanh với tổng công suất thiết kế 6.000 tấn mía/ngày... Để ứng dụng, chuyển giao các giống mía mới, các qui trình nhân giống và thâm canh vào sản xuất, cần tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nông dân trồng mía do cơ quan chịu trách nhiệm về công nghệ đảm trách. Các mô hình nhân giống và thâm canh sẽ được nhân rộng thông qua chính sách đầu tư sản xuất và phát triển vùng mía nguyên liệu của các công ty mía đường…

Các tổ chức tham gia Dự án là các công ty đường. Các tổ chức này có nguồn vốn đối ứng đầu tư giống mía mới, vật tư và hướng dẫn người trồng mía thực hiện các qui trình thích hợp thông qua hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm với giá bảo hiểm, có cả nguồn kinh phí phát triển vùng mía nguyên liệu. Đặc biệt, các công ty đường tham gia thực hiện Dự án đều có trại giống, cán bộ kỹ thuật và đội ngũ cán bộ nông vụ hoạt động ở từng địa bàn.