liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

2015-60-111

Tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Lào trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Cục Sở hữu trí tuệ

Bộ Khoa học và Công nghệ

ThS. Hoàng Văn Tân

Hành chính công và quản lý hành chính

16/09/2014

2015-60-111

- Tổ chức 05 đoàn cán bộ Việt Nam sang Lào tìm hiểu thực trạng và tư vấn xây dựng chính sách pháp luật, quy trình quản lý và đăng ký các đối tượng sử hữu trí tuệ (26 cán bộ); - Đón tiếp và đào tạo 07 đoàn cán bộ Lào đến Việt Nam học tập kinh nghiệm (28 cán bộ); - Tổ chức 01 đoang cán bộ lãnh đạo của Việt Nam sag thống nhất kế hoạch triển khai Dự án (03 cán bộ) và 01 đoàn cán bộ lãnh đạo của Lào sang tổng kết Dự án (05 cán bộ); - Hoàn thành 19 báo cáo chuyên đề nghiên cứu pháp luật sở hữu trí tuệ theo yêu cầu của bạn; - Hoàn thành 02 chương trình, tài liệu đào tạo sử dụng trong các khóa đào tạo tổ chức cho bạn; - Tài trợ cho DIPL 06 bộ máy tính. Toàn bộ các sản phẩm đạt được trong quá trình thực hiện Nhiệm vụ (báo cáo chuyên đề, chương trình đào tạo, trang thiết bị) đã phục vụ hiệu quả vào quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ của Lào (ban hành luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2011 và các quy định pháp luật sửa đổi khác), làm cơ sở đề Lào gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (2011) và chuẩn bị các điều kiện cần thiết tiết tới gia nhập các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ. Đồng thời, kết quả thực hiện Nhiệm vụ cũng nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác sở hữu trí tuệ của Lào và cải thiện cơ sở vật chất phục vụ công tác xử lý đơn của Cục sở hữu trí tuệ Lào
10991
a. Hiệu quả về khoa học và công nghệ Nhiệm vụ không phát hiện ra các vấn đề mới nhưng tạo ra được một cơ sở dữ liệu, những phân tích, kinh nghiệm, đề xuất có giá trị khoa học để đóng góp vào việc phát triển quan điểm, lý luận chủ trương xây dựng hệ thống sở hữu trí tuệ của Lào. b. Hiệu quả về kinh tế xã hội Kết quả của Nhiệm vụ có giá trị thực tiễn cao, góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách về bảo hộ thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Lào, đồng thời góp phần định hướng gia nhập các điều ước quốc tế liên quan đến sở hữu trí tuệ tại Lào. Bên cạnh đó, nhiệm vụ cũng góp phần tạo ra những nhận thức mới, nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác quản lý sở hữu trí tuệ của Lào, từ đó góp phần đẩy mạnh công tác xây dựng khung pháp lý, nâng cao hiệu quả xác lập quyền sở hữu trí tuệ của Lào. Nhiệm vụ cũng góp phần tăng cường hơn nữa nhận thức của xã hội Lào về sở hữu trí tuệ. Đối với Việt Nam, ta đã vận dụng được kiến thức và kinh nghiệm trong xây dựng vác quy định pháp luật sở hữu trí tuệ, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam để truyền đạt cho các bạn Lào. Cán bộ Việt Nam tham gia trực tiếp vào các hoạt động hợp tác cũng tăng cường hiểu biết của mình về thực trạng hệ thống sở hữu trí tuệ của nước bạn, thông qua đó, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai Cơ quan sở hữu trí tuệ nói riêng về quan hệ Việt Nam-Lào tong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung.

Hợp tác; Sở hữu trí tuệ; Thực trạng; Phương hướng

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không