liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

09/ĐT-KHCN/2021

13/2022/KQNC

Thực trạng và giải pháp phát huy giá trị văn hoá du lịch tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Trường Đại học Hoa Lư

UBND Tỉnh Ninh Bình

Tỉnh/ Thành phố

TS. Nguyễn Mạnh Quỳnh

Lý luận văn hoá; Nghiên cứu văn hoá nói chung

01/2021

11/2022

28/11/2022

13/2022/KQNC

30/12/2022

Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình

Các sản phẩm khoa học chính của đề tài gồm: Sách “Văn hóa du lịch Ninh Bình - Lý luận và thực tiễn” Nxb Hà Nội. Mã số: 978-604-382-016-4. Số đăng ký: 2591-2022/CXBIPH/02-168/HN. Quyết định xuất bản số: 2277/QĐ-HN ngày 02/8/2022 của Nhà xuất bản Hà Nội; Bộ tài liệu “Kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong hoạt động du lịch (tài liệu tập huấn dành cho người dân và những người làm du lịch tại Ninh Bình)” Giấy phép số 75/GP-STTTT ngày 20/9/2022 của Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình; Báo cáo Kết quả nghiên cứu nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh “Thực trạng và giải pháp phát huy giá trị văn hóa du lịch tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế”; Kết quả của đề tài đã bàn giao cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình theo hợp đồng số 09/ĐT-KHCN 2021 ngày 08/01/2021 giữa Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình với trường Đại học Hoa Lư; bàn giao cho Sở Văn hoá và Thể thao - đơn vị đặt hàng và triển khai ứng dụng tại Sở Du lịch, Hiệp Hội du lịch tỉnh Ninh Bình, Trường Đại học Hoa Lư.
NBH-UDKQ-08-2024
Các sản phẩm khoa học được triển khai, áp dụng trong thực tiễn giảng dạy, nghiên cứu, học tập và hoạt động thực tiễn. Hiệu quả thể hiện cụ thể như sau: - Hiệu quả kinh tế: + Góp phần vào sự khởi sắc của du lịch Ninh Bình. Một số giải pháp đề xuất bước đầu được áp dụng trong thực tiễn phát huy các giá trị văn hóa du lịch, khơi dậy vẻ đẹp tiềm ẩn, độc đáo, đặc sắc của con người, vùng đất Cố đô, đồng thời tham gia vào việc xây dựng thương hiệu, xác lập vị thế của du lịch Ninh Bình. + Góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế địa phương, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động, mở rộng các mối quan hệ hợp tác. Kết quả nghiên cứu của đề tài được áp dụng góp phần nâng cao chất lượng du lịch từ góc độ văn hóa tạo nên sự đa dạng, hấp dẫn của những sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách, đồng thời tạo điểm nhấn lôi cuốn du khách nhờ đó gia tăng công ăn việc làm cho người dân cũng như tăng doanh thu của tỉnh, giúp đời sống người dân ngày càng cải thiện, kinh tế, văn hóa, xã hội ngày càng phát triển hơn. + Góp phần đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cuốn sách “Văn hóa du lịch Ninh Bình - Lý luận và thực tiễn” và Bộ tài liệu “Kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong hoạt động du lịch (tài liệu tập huấn dành cho người dân và những người làm du lịch tại Ninh Bình)” trở thành những tài liệu tham khảo hữu ích, thiết thực cho giảng viên và sinh viên ngành du lịch trường Đại học Hoa Lư. Những sản phẩm nghiên cứu của đề tài được đưa vào thư viện nhà trường, bổ sung nguồn tư liệu phục vụ hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên và sinh viên. Đây cũng là nguồn tài liệu giúp cán bộ quản lý du lịch, đội ngũ làm du lịch trong đó bao gồm cả người dân trên địa bàn tỉnh tham khảo tìm hiểu về văn hóa ứng xử, giao tiếp trong hoạt động du lịch nhằm tạo dựng một địa chỉ du lịch thực sự văn hóa, chuyên nghiệp, một nơi mà ở đó mỗi chủ thể tham gia hoạt động du lịch đều trở thành người truyền tải giá trị văn hóa du lịch và là một phần tạo nên giá trị văn hóa đó. - Hiệu quả xã hội: + Cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như xây dựng tầm nhìn chiến lược cho vấn đề phát triển ngành du lịch. Góp phần nhận diện đầy đủ hơn văn hóa du lịch Ninh Bình, phát huy tiềm năng, thế mạnh từ đó sáng tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng mang dáng vóc, tâm hồn, đặc trưng riêng của địa phương. + Góp phần tích cực vào triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng Đô thị Cố đô - Di sản. Kết quả nghiên cứu cũng có những tác động tích cực đến đời sống tinh thần của xã hội, tham gia xây dựng không gian văn hóa du lịch đặc sắc từ việc phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, bảo tồn, khai thác các giá trị bền vững của di sản,…

THực trạng; Giải pháp; Văn hóa du lịch; Phát huy giá trị.

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học xã hội,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Từ ứng dụng kết quả của đề tài, đề nghị được bảo hộ sản phẩm: “Kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong hoạt động du lịch (tài liệu tập huấn dành cho người dân và những người làm du lịch tại Ninh Bình)”, Giấy phép số 75/GP-STTTT ngày 20/9/2022 của Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình.

Việc ứng dụng kết quả của đề tài khoa học và công nghệ đã góp phần vào công tác đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ cụ thể là đào tạo sinh viên chuyên ngành Du lịch tại trường Đại học Hoa Lư; góp phần phát huy các giá trị văn hoá du lịch tỉnh Ninh Bình; góp phần định hướng xây dựng văn hóa cho đội ngũ làm công tác du lịch tại tỉnh Ninh Bình.