- Nghiên cứu đánh giá rủi ro đa thiên tai và thiệt hại đối với nuôi trồng thủy sản khu vực ven biển đồng bằng Bắc Bộ và đề xuất các giải pháp chính sách chia sẻ rủi ro thiên tai
- Nghiên cứu ứng dụng gây tê ngoài màng cứng bằng hỗn hợp Levobupivacaine và fentanyl để giảm đau sau phẫu thuật thay khớp háng do bệnh nhân tự kiểm soát đau tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định
- Nghiên cứu đề xuất hoàn thiện thể chế chính sách nhằm giảm thiểu rủi ro lũ quét và sạt lở đất đá ở các tỉnh miền núi phía Bắc
- Sản xuất thử 02 giống đậu tương DT2008 và ĐT51
- Nghiên cứu xây dựng mô hình xử lý nước thải sinh hoạt tại các khu đô thị hoặc vùng nông thôn ứng dụng công nghệ EBB cải tiến
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo chuẩn công tác đo áp suất hiện số phạm vi đo đến 1600 bar
- Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý - GIS trong việc giám sát và khống chế cúm gia cầm tại Quảng Trị
- Lưu trữ và phân phối trong mạng 5G siêu dày đặc: Mô hình phân tích và tối ưu
- Nghiên cứu cơ sở pháp lý và phương pháp đấu tranh yêu cầu Chính phủ và các công ty hóa chất Hoa Kỳ chịu trách nhiệm về hậu quả chất da cam/dioxin ở Việt Nam
- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống hoa chi Lilium
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐTĐL.CN-07/16
2019-48-1193/KQNC
Ứng dụng công nghệ nano sản xuất chế phẩm sinh học dạng dịch thể từ vi sinh vật và thảo mộc phòng trừ tuyến trùng và bệnh rễ cây hồ tiêu ở Tây Nguyên
Viện Công nghệ Sinh học
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Quốc gia
TS. Hồ Tuyên
PGS.TS. Nguyễn Phương Nhuệ, PGS.TS. Lê Quang Huấn, TS. Vương Hữu Nhi, ThS. Huỳnh Quốc Thích, ThS. Nguyễn Ngọc Dương, TS. Đoàn Thị Thanh Hương, TS. Lê Thị Thanh Thủy, ThS. Võ Thanh Toàn, TS. Nguyễn Văn Giang
Các quy trình nano (các ứng dụng ở cấp nano).
06/2016
05/2019
10/10/2019
2019-48-1193/KQNC
29/11/2019
Cục thông tin KH&CN Quốc gia
Triển khai 03 mô hình trình diễn sử dụng hai chế phẩm phòng trừ bệnh tuyến trùng và nấm hại rễ cây hồ tiêu, quy mô 03ha/mô hình tại Đắk Lắk, Đắc Nông và Gia Lai. Kết quả hạn chế được 72-73% tuyến trùng hại rễ, 77-79% nấm gây bệnh vùng rễ, phục hồi được 39-43% số cây bị bệnh. Đối với những vườn tiêu bị bệnh dưới 50% đã hạn chế được dịch bệnh, cho năng suất tăng trên 30% và cho thu nhập tăng thêm từ 18 đến 26 triệu đồng /1 ha, tùy theo mức độ (cấp bệnh) và tùy theo từng địa phương.
Sản phẩm của đề tài được sản xuất từ loại vật liệu nanochitosan, thảo mộc và vi sinh vật đối kháng, có hiệu quả phòng chống bệnh cao > 70%. Bệnh tuyến trùng và nấm bệnh hại cây hồ tiêu là những loại bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức sống, năng suất và chất lượng của cây hồ tiêu, do đó việc sử dụng sản phẩm mang lại lợi ích kinh tế rất lớn. Chế phẩm sinh học có nguồn gốc thiên nhiên nên không độc, không gây ô nhiễm môi trường như các loại thuốc trừ sâu hoặc chất kích thích sinh trưởng đang được sử dụng trên thị trường. Trong quá trình sản xuất nanochitosan, có sử dụng nguồn nguyên liệu chính từ phế thải của ngành chế biến thủy hải sản nên góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Kết quả của đề tài là căn cứ khoa học tin cậy giúp các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách, xây dựng các vùng chuyên canh hồ tiêu có hiệu quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
Đề tài đã khẳng định công tác nghiên cứu về chế phẩm sinh học hỗn hợp sản xuất từ nhiều thành phần tự nhiên gồm loại vật liệu mới là nanochitosan kết hợp các hoạt chất từ thảo mộc và vi sinh vật đối kháng, hữu ích là hướng đi đúng đắn, có hiệu quả cao trong phòng trị bệnh tuyến trùng và nấm hại rễ cây hồ tiêu, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp bền vững. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đa dạng hoá và mở ra hướng nghiên cứu ứng dụng mới về các loại vật liệu có cấu trúc nano trong sản xuất các loại chế phẩm sinh học cho nông nghiệp.
Ứng dụng; Công nghệ nano; Sản xuất; Chế phẩm sinh học; Dịch thể; Vi sinh vật; Thảo mộc; Tuyến trùng; Bệnh rễ cây; Cầy hồ tiêu
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học nông nghiệp,
Số lượng công bố trong nước: 2
Số lượng công bố quốc tế: 0
01 giải pháp hữu ích
01 Tiến sỹ