liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

12/GCN-KHCN

Ứng dụng công nghệ tạo viên không nhiệt để sản xuất phân bón NPK kết hợp silica từ tro trấu

Trung tâm Khoa học và Công nghệ Tây Ninh

UBND Tỉnh Tây Ninh

Tỉnh/ Thành phố

đề tài khoa học và công nghệ

Thạc sỹ Nguyễn Văn Lai

1. PGS. TS Huỳnh Kỳ Phương Hạ 2. Thạc sỹ Phạm Thế Anh 3. Thạc sỹ Dương Quốc Duyệt 4. TS Nguyễn Tuấn Anh 5. Thạc sỹ Nguyễn Thị Minh Hiếu

Kỹ thuật hoá vô cơ

03/2018

09/2020

01/12/2020

12/GCN-KHCN

01/12/2020

Sở Khoa học và Công nghệ

- Đề tài đã ứng dụng sản phẩm phân bón vào thực tế, thử nghiệm trên cây lúa và cải xanh baby trong quy mô phòng thí nghiệm. Kết quả thu được trong phòng thí nghiệm trên cây lúa cho thấy khả năng hấp thụ sillic của cây lúa trong giai đoạn đầu cao hơn hẳn khi sử dụng NPK +10% sillic, sản phẩm của đề tài, so với phân bón NPK thị trường không bổ sung silica. Qua đó, dựa vào đặc tính sản phẩm và các yêu cầu thị trường, loại phân bón được đề nghị để có thể tiếp tục đưa vào sản xuấy là phân bón NPK nén ép: 100% đạm từ SA, 100% chất độn cao lanh và áp lự ép F khoảng 200 kg/cm2, có bổ sung 10% silica từ tro trấu. Sản phẩm này có những tính chất sau: quy trình sản xuất đơn giản, tiết kiệm chi phí, kích thước hạt 2-3 mm, độ ẩm nằm trong múc cho phép từ 3-4%, độ hút ẩm thấp khoảng 5% sao 18 giờ ngoài không khí, độ bền cơ học tốt dễ dàng cho việc bảo quản, vận chuyển và sử dụng; tiết kiệm đến 02 lần lượng đạm và 10% lượng kali thất thoát khi sử dụng, tăng lượng lân hòa tan cây trồng có thể sử dụng; cây trồng được chăm bón bằng loại phân bón này có sức chống chịu và năng suất cao hơn hẳn so với khi sử dụng phân bón NPK trên thị trường. - Đề tài tiến hành phối hợp với Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Đại Vũ thiết kế, chế tạo, lắp đặt và vận hành thành công thiết bị sản xuất phân bón bằng công nghệ ép viên không nhiệt, năng suất 1-1,5 tấn/giờ, lắp đặt tại Trung tâm KHCN- Sở KH&CN Tây Ninh. Đã sản xuất lượng lớn phân bón NPK 16-16-8 và bổ sung 10%silica từ tro trấu, sử dụng cao lanh làm chất độn kết dính để ứng dụng trồng lúa thử nghiệm trên đồng ruộng. - Kết hợp với trung tâm khuyến nông Tây Ninh – Sở NN&PTNT Tây Ninh tiến hành thử nghiệm trên đồng lúa với 3ha đối chứng, sử dụng 100%(so với lượng phân bón mẫu đối chúng) phân bón sản phẩm đề tài (TN1) và sử dụng 80% phân bón sản phẩm đề tài (TN2). Kết quả cho thấy triển vọng ứng dụng rất lớn khi mà cây lúa trong giai đoạn phát triển có bụi cây to và cứng cáp hơn, mặc dù chín chậm hơn 7-9 ngày nhung năng suất là tương đương, khoảng 6,5 tấn/ 1ha. Điều này chứng minh được khả năng tiết kiệm lên đến 20% (theo số liệu đã thực nghiệm). phân bón theo kết quả mẫ TN2 trên sản xuất thực tế. Đây là con số có ý nghĩa rất lớn nếu có độ lập lại cao và khả năng ảnh hưởng – phục hồi đất được khảo sát. - Trong năm 2021, Trung tâm thực hiện ứng dụng kết quả đề tài vào thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, sản xuất phân từ thiết bị của đề tài sử dụng cho 150 m2 hành lá tại trại thực nghiệm KH&CN và 4000m2 lúa nước tại phường 1, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. - Thực hiện ký kết hợp tác khai thác kết quả đề tài với Công ty Cổ phần nghiên cứu ứng dụng mía đường Thành Thành Công Tây Ninh. - Tuyên truyền kết quả đề tài trên các bản tin KH&CN, và trang mạng xã hội facebook của Trung tâm KH&CN.
K12/2020
- Nếu được đầu tư quy mô lớn rất dễ thấy so với các loại phân bón hiện nay đang lưu hành trên thị trường – bao gồm cả phân bón nhập và phân bón phối trộn trong nước với nguồn nguyên liệu nhập- thì giá thành sẽ rẻ hơn hẳn, chúng ta không tốn chi phí nhập khẩu, vận chuyển đoừng xa,.. Hơn nữa, với sự chủ động về mặt nguyên liệu việc nắm thị trường trong tay sẽ dẫn đến lợi ích lớn hơn nữa trong tương lai. - Bên cạnh việc sản xuất phân bón bổ sung sillic của tỉnh thực hiện một cách chủ động, thông qua việc sản xuất silica vô định hình và một số dẫn xuất silic từ tro trấu, tỉnh còn có thể trở thành nhà cung cấp nguồn nguyên liệu bổ sung silic cho các cơ sở sản xuất phân bón trong nước. Việc này tạo nên một lợi ích dây chuyền về kinh tế, là lợi cho tỉnh và lớn hơn là ngành sản xuất phân bón trong nước và có thể xuất khẩu. - Lợi ích về mặt chính sách xã hội: việc tiến hành tự chủ một số nguồn nguyên liệu trong các ngành sản xuất công-nông nghiệp hiện nay vẫn là một trong các mục tiêu hàng đầu của nước ta. Giảm ngân sách nhập khẩu, tăng nguồn thu xuất khẩu, chủ động trong sản xuất và cung cấp hàng hóa sẽ dẫn đến chủ động trong việc điều phối, lập kế hoạch tăng trưởng nền kinh tế vĩ mô. - Ngoài việc giải quyết khó khăn trong sản xuất và cung ứng hàng hóa chúng ta còn giải quyết được một bức xúc nũa là cung cấp công việc cho một số lao động các vị trí khác nhau, giải quyết một phần sự chênh lệch – hiện nay ngày càng tăng – nhu cầu việc làm và lực lượng lao động nhàn rỗi. - Tăng cường sản xuất các sản phẩm với sự tận dụng tối đa nguồn nguyên – phụ - phế phẩm trong nước còn ảnh hưởng sâu sắc đến các vấn đề khác trong xã hội, ví dụ như đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng, phát triển giao thông đường bộ và cũng cố an toàn giao thông đường thủy. - Lợi ích về môi trường – thổ nhưỡng: Đề tài xác định nguồn cung cấp tro trấu và chế độ xử lý phù hợp cho việc sản xuất phân bón NPK nén ép. Tro trấu sau khi xử lý có hàm lượng SiO2 khoảng 95%, trong đó 91,7% ở dạng vô định hình. Đề xuất các công thức phối trộn và quy trình sản xuất phân bón nén ép NPK 16-16-8 bỏ sung 10 % silica từ tro trấu. Và đã tiến hành khảo sát sự ảnh hưởng của các yuế tố đến tính chất và khả năng bảo quản phân bón. Các kết quả đưa ra có khả năng áp dụng trực tiếp vào sản xuất quy mô lớn. việc tận dụng nguồn tro trấu để thu silic dưới dạng các hợp chất khác bổ sung trong phân bón sẽ giải quyết được phần lớn tình trạng ô nhiễm này. Chỉ tính riêng việc tận dụng một lượng lớn trấu, tro trấu để sản xuất phân bón thì không chỉ đem lại lợi ích cho môi trường mà còn rất nhiều lĩnh vực sản xuất – xã hội liên quan. Về mặt thổ nhưỡng nếu để nông dân bổ sung trực tiếp silic từ tro trấu không qua chế biến một thời gian dài sẽ dẫn đến đất bị cằn, silic hóa giảm khả năng giữ nước và phân bón. Vì vậy các nguồn silic đã qua chế biến thành dạng vô định hình, đặc biệt là dạng phức chất dễ hấp thụ, bên cạnh việc bổ sung nguồn silic còn có tác dụng cải tạo đất trồng trong thời gian dài. - Kết quả phân tích các mẫu thu được của các mẫu DC, TN1 và TN2 cho thấy hàm lượng silic trong mẫu thân, lá lúa và võ trấu khi sử dụng phân bón có bổ sung silic từ tro trấu là cao hơn rõ rệt so với phân bón khong bỏ sung silic. Sản lượng là tương đương. Tuy nhiên, thời gian chíncủa mẫu TN1 và TN2 chậm hơn so với đối chứng là khoảng 4-6 ngày.

phân bón NPK

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Cơ sở để xây dựng đề án SXTN, Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không