Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

17/GCN - NVKHCN

Ứng dụng hệ thống biogas xử lý chất thải xi - phông của ao nuôi tôm siêu thâm canh tại Cà Mau

Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học công nghệ tỉnh Cà Mau

UBND Tỉnh Cà Mau

Tỉnh/ Thành phố

Ths. Đoàn Hữu Nghị

Ths. Đoàn Hữu Nghị; Ks. Ngô Văn Phúc; Ths. Tiêu Hoàng Pho; Ks. Nguyễn Quốc Thới; LĐPT. Nguyễn Hoàng Nam

Khoa học tự nhiên

12/2020

10/2021

23/09/2021

17/GCN - NVKHCN

23/12/2021

Trung tâm thông tin và ứng dụng KHCN

- Dự án đã thiết kế, thi công xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào vận hành sử dụng 04 hệ thống biogas HDPE xử lý chất thải xi - phông của ao nuôi tôm STC với thể tích hầm phân giải chất thải là 150m3/hệ thống. Các hệ thống biogas HDPE được thí điểm khảo sát có khả năng xử lý tốt các chất hữu cơ trong chất thải xi - phông của ao nuôi tôm STC; chi phí giá thành thi công khoảng 0,22 triệu đồng/m3, chi phí vận hành khoảng 3,37 triệu đồng/vụ nuôi tôm. - Chất thải xi - phông của ao nuôi tôm STC sau khi được xử lý bằng hệ thống biogas sẽ giảm thiểu từ 85,23% đến 99,99% nồng độ ô nhiễm. Hiệu suất xử lý chất thải xi - phông của hệ thống biogas HDPE thể hiện thông qua các chỉ tiêu và thông số phân tích như sau: BOD5 đạt 85,23%, COD đạt 89,48%, tổng chất rắn lơ lửng (TSS) đạt 98,59%, tổng coliform đạt 99,99%. Nước xả thải ra môi trường tiếp nhận từ ao sinh học có các chỉ tiêu pH, BOD5, COD, TSS, coliform đều đạt Quy chuẩn QCVN 02-19:2014. - Kết quả của dự án là cơ sở khoa học và thực tiễn để bổ sung thêm 01 giải pháp cho người nuôi tôm STC áp dụng để xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn quy định chuyên ngành, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nghề nuôi tôm một cách bền vững.
CMU-2021-017
Hệ thống bioas HDPE được lắp đặt và sử dụng tại 04 hộ dân nuôi tôm siêu thâm canh đảm bảo vận hành ổn định, thông suốt, có hiệu suất xử lý chất thải tốt, giảm thiểu tối đa nồng độ ô nhiễm trong chất thải, trước khi chuyển sang khâu xử lý thứ cấp. Mô hình ứng dụng hệ thống biogas HDPE để xử lý chất thải nuôi tôm STC được hình thành, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham quan học tập kinh nghiệm; từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư; thay đổi phương thức sản xuất theo hướng ngày càng sạch hơn; góp phần tạo thêm công ăn việc làm, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội của tỉnh. Kết quả của dự án cũng góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng tiêu chí số 17 về môi trường, trong Bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Cà Mau.

Ứng dụng; hệ thống biogas; xử lý chất thải

Ứng dụng

Dự án sản xuất thử nghiệm

Hệ thống bioas HDPE được lắp đặt và sử dụng tại 04 hộ dân nuôi tôm siêu thâm canh đảm bảo vận hành ổn định, thông suốt, có hiệu suất xử lý chất thải tốt, giảm thiểu tối đa nồng độ ô nhiễm trong chất thải, trước khi chuyển sang khâu xử lý thứ cấp. Mô hình ứng dụng hệ thống biogas HDPE để xử lý chất thải nuôi tôm STC được hình thành, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham quan học tập kinh nghiệm; từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư; thay đổi phương thức sản xuất theo hướng ngày càng sạch hơn; góp phần tạo thêm công ăn việc làm, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội của tỉnh. Kết quả của dự án cũng góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng tiêu chí số 17 về môi trường, trong Bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Cà Mau.

Do tình hình dịch COVID-19 nên dự án đã không triển khai hội nghị nhân rộng mô hình.