Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,077,465
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

60/2020/TTPTKH&CN

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong nhân giống trồng và chế biến cây Trà hoa vàng (Camellia chrysantha) tại tỉnh Thái Nguyên

Công ty TNHH Xây dựng và Phát triển nông nghiệp xanh Thái Nguyên

Bộ Khoa học và Công nghệ

Tỉnh/ Thành phố

Nguyễn Thị Ngọc Mai

Nguyễn Thị Ngọc Mai;Vũ Thị Nguyên;Đặng Đức Hưởng;Vũ Hữu Đức;Đặng Đình Hải;Nguyễn Thị Lai;Vũ Hữu Giao

Cây lương thực và cây thực phẩm

01/04/2017

01/04/2020

28/04/2020

60/2020/TTPTKH&CN

16/06/2020

Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên

+ Điều tra, đánh giá thu thập 600 cây vườn giống gốc:

Vườn giống gốc 600 cây và mô hình 3ha: tỷ lệ cây sống sau trồng đạt 90%. Cây sinh trưởng tốt, không sâu bệnh.

+ Xây dựng vườn nhân giống quy mô 10.000 cây/năm.

     Mô hình vườn ươm: diện tích 500m2, có trang bị hệ thống tưới tiêu và lưới đen che cắt nắng.

     Dựa trên các tiêu chí được lựa chọn để nhân giống vô tính cây Trà hoa vàng, thực hiện lấy hom giống từ vườn giống gốc đã trồng ở năm thứ 2. Số lượng giống sản xuất được trồng cho 1ha (3300 cây giống) mô hình xen dưới tán cây rừng hoặc cây ăn quả lâu năm, cây bản địa…

+ Xây dựng mô hình sản xuất Trà hoa vàng 3ha tại Thái Nguyên

    Quy mô thực hiện 03ha trồng xen dưới tán cây lâm nghiệp lâu năm, cây rừng, cây bản địa, cây dược liệu,… Trong đó 02ha trồng cây từ 3 năm tuổi phục vụ cho quy trình chế biến và đóng gói sản phẩm trà hoa vàng, trồng tháng 12 năm 2017. Số lượng cây giống cần chuẩn bị 6.600 cây (Mật độ trồng 3.300 cây/ha, đã tính 10% trồng dặm). 01ha trồng ở tháng 2 năm thứ 2 được nhân giống từ hom vườn giống gốc. Số lượng cây giống cần chuẩn bị 3.300 cây/ha (đã tính 10% trồng dặm).

+ Chế biến trà hoa vàng: sản phẩm nụ, hoa trà sấy khô:

Sản phẩm nụ, hoa trà sấy khô: đóng hộp, hoặc túi hút chân không trọng lượng 100g-300g.

+ Tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật và hội thảo đánh giá kết quả tại các vùng thực hiện dự án.

    Quy trình kỹ thuật sản xuất giống trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế bảo quản Trà hoa vàng: đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp với thực tiễn sản xuất.

TNN-2020-005

    Trừ chí phí, lợi nhuận thu được từ mô hình trồng 1ha 200-510 triệu đồng/ha. Ngoài ra người trồng vẫn thu sản phẩm từ các cây trồng khác đã được trồng xen như chuối, mít, ổi,…

    Dự án góp phần vào công tác bảo tồn một loại dược liệu quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng;

    Trong tương lai, khi dự án được nhân rộng, sản phẩm thu được từ lá và hoa của Trà hoa vàng sẽ được chế biến thành thuốc chữa bệnh phục vụ cộng đồng trên quy mô rộng;

     Trà hoa vàng không những có tác dụng tốt trong y học, mà còn là cây có giá trị làm cảnh bởi hoa thường nở vào dịp Tết nguyên đán với mầu sắc hoa đặc biệt và thời gian tươi lâu của hoa. Vì vậy, nghiên cứu và phát triển nhân rộng mô hình trồng Trà hoa vàng không những đem lại giá trị về vật chất, kinh tế mà còn rất có ý nghĩa trong giá trị về tinh thần. Với sản phẩm của dự án là các mô hình trồng thâm canh cây Trà hoa vàng, quy trình kỹ thuật gây trồng sẽ thúc đẩy phát triển diện tích gây trồng loài cây có giá trị kinh tế cao, từ đó tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân. Dự án được triển khai sẽ góp phầm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp nông thôn. Phát triển kinh tế từ du lịch sinh thái, thu thập và lưu giữ được các nguồn gen quý từ chi Camellia.

Trà hoa vàng;Camellia chrysantha; nông nghiệp

Ứng dụng

Dự án KH&CN

Diện tích trồng Trà hoa vàng ngày một nhân rộng. Theo quy mô diện tích của dự án 3ha, hiện nay đã phát triển mở rộng thêm dựa vào kết quả của Dự án 5ha tại các huyện như Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú Lương, Đại Từ,…

đạt>300 triệu đồng/ha sau 4-5 năm trồng