Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

03/2022/KQNC

Ứng dụng Khoa học và Công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi Hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas) theo hướng công nghiệp tại tỉnh Phú Yên.

Công ty Cổ phần Bá Hải

UBND Tỉnh Phú Yên

Tỉnh/ Thành phố

KS. Trương Phước Hải

Nuôi trồng thuỷ sản

12/2017

12/2021

26/07/2022

03/2022/KQNC

05/10/2022

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Yên

 Dự án “Ứng dụng Khoa học và Công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi Hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas) theo hướng công nghiệp tại Tỉnh Phú Yên” đã được cơ quan chủ trì và các hộ dân tham gia dự án tiếp nhận đầy đủ các quy trình công nghệ được hướng dẫn, vận hành vào trong sản xuất mang lại hiệu quả đạt và vượt một số chỉ tiêu trong thuyết minh dự án. Bên tiếp nhận (doanh nghiệp và người dân) đã thực sự làm chủ được công nghệ và đang áp dụng vào sản xuất ổn định. Đã xây dựng được 1 mô hình sản xuất hàu giống Thái Bình Dương với quy mô trên 9 triệu con giống/năm. Xây dựng được một quy trình sản xuất giống hàu Thái Bình Dương phù hợp với điều kiện sản xuất tại Phú Yên. Xây dựng được một quy trình nuôi hàu Thái Bình Dương thương phẩm trên lồng bè phù hợp với các vùng nuôi tại Phú Yên. Có được 41 mô hình nuôi hàu thương phẩm với quy mô nông hộ. Tỷ lệ sống cấp 1 lên cấp 2 đạt 28%, tỷ lệ sống trung bình của hàu thương phẩm đạt 47,85%, mô hình có tỉ lệ sống cao nhất 67,14%, mô hình có tỉ lệ sống thấp nhất 4,2%, kích cỡ thu hoạch đạt từ 12-14 con/kg, Năng suất đạt 130 tấn/0,8 ha mặt nước. Đào tạo được 5 kỹ thuật viên cho doanh nghiệp và 100 lượt hộ dân được tham gia tập huấn kỹ thuật.

PYN-2017-003

Hiệu quả về môi trường: Hiện nay, môi trường vùng nuôi ở hầu hết các khu vực đều có hiện tượng ô nhiễm, các chất dinh dưỡng trong vùng nuôi trở nên quá dư thừa. Các hiện tượng “phú dưỡng” giúp cho tảo phát triển mạnh, tảo là mắc xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn tự nhiên dẫn đến hàng loạt các hệ lụy tiếp theo gây ảnh hưởng môi trường như hiện tượng tảo “nở hoa” sau đó tàn lụi gây ô nhiễm môi trường, nhiều trường hợp đã dẫn đến đối tượng nuôi chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Từ đặc điểm sinh học nói chung của hàu cho thấy hàu có cấu tạo đặc biệt trong hệ tiêu hóa và hệ hô hấp (mang), do vậy trong quá trình hô hấp, chọn lọc thức ăn thì hàu chẳng khác gì một hệ thống lọc nước. Chúng có phương thức bắt mồi bị động theo hình thức lọc nhiều lần (Chestinnt, 1946) không có khả năng chọn lọc thức ăn về chất nhưng có khả năng chọn lọc kỹ càng thức ăn theo kích thước lớn nhỏ. Hàu bắt mồi trong quá trình hô hấp dựa vào cấu tạo đặc biệt của mang, khi hô hấp nước có trong mang theo thức ăn qua bề mặt mang, các hạt thức ăn được giữ lại ở mang nhờ các tiêm mao và dịch nhờn dược tiết ra nhờ các tiêm mao. Các hạt thức ăn có kích thước nhỏ sẽ được dịch nhờn của các tiêm mao quấn dần về phía miệng còn hạt thức ăn quá lớn tiêm mao không giữ được sẽ bị dòng nước cuốn đi khỏi bề mặt mang, sau đó tập trung ở mép màng áo và bị màng áo đẩy ra ngoài. Quá trình chọn lọc thức ăn được thực hiện bốn lần. Lần thứ nhất xảy ra trên mang, lần thứ hai xảy ra trên đường vận chuyển, lần thứ ba xảy ra trên xúc biện, lần thứ tư xảy ra tai manh nang chọn lọc thức ăn. Thức ăn sau khi được chọn lọc bởi manh nang chọn lọc thức ăn, được đưa trở lại dạ dày để tiêu hóa. Chính vì vậy hàu được kết luận làđối tượng ăn lọc trong nước, giúp làm sạch môi trường và ổn định hệ sinh thái.Việc thực hiện dự án và mở rộng trong tương lai đối tượng hàu nuôi thực sự sẽ giúp cải thiện được môi trường đang ô nhiễm hiện nay. Nhận thức người dân và giải quyết vấn đề lao động địa phương: Cũng từ việc ô nhiễm môi trường vùng nuôi, hệ quả của quá trình nuôi tự phát không theo quy hoạch, dịch bệnh xảy ra thường xuyên trên diện rộng với hầu hết các đối tượng nuôi nên từ nhà quản lý đến người dân làm nghề nuôi thủy sản đều mong muốn tìm đối tượng nuôi mới, chi phí đầu tư thấp, có hiệu quả ổn định để nuôi xen ghép, nuôi thay thế, nuôi luân canh. Trong đó hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas) cơ bản đã được người nuôi nhận thức và dần chuyển hướng tiếp cận. Một số hộ ở vùng nuôi có điều kiện đã mạnh dạn đầu tư cho thấy kết quả rõ rệt, tuy nhiên đây là đối tượng mới, diện tích quy hoạch bị hạn chế nên ảnh hưởng lớn đến mong muốn đầu tư của người nuôi. Một số hộ đang làm nghề nuôi bè (nuôi cá, tôm hùm,...) đã chuyển sang nuôi hàu, họ đầu tư lồng bè riêng, cũng có hộ nuôi ghép trên bè cá, bè tôm góp phần tăng thêm thu nhập và cải tạo môi trường vùng nuôi của họ. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Yên những vùng có điều kiện, môi trường sinh thái phù hợp cho hàu sinh trưởng và phát triển đều đã có hộ nuôi như: Các xã An Cư, An Hải, An Hòa, An Hiệp, An Ninh Đông – Đầm Ô Loan, huyện Tuy An; Các phường Xuân Phương, Xuân Cảnh, Xuân Yên, Xuân Bình, Xuân Lộc, Xuân Thịnh,… thuộc thị xã Sông Cầu. Cũng từ nghề nuôi hàu, một sinh kế mới đã giải quyết một lượng lớn lao động cho các vùng nông thôn ven biển. Một số từ khai thác kém hiệu quả chuyển sang nuôi trồng thủy sản, một số lao động dôi dư từ các ngành nghề khác, một số đang nuôi các đối tượng thủy sản khác bị thất bại thiếu vốn để đầu tư lớn,… đã chuyển sang nghề nuôi hàu. Mức thu nhập trước và sau khi thực hiện dự án: Mặc dù dự án ban đầu không khảo sát mức thu thu nhập của người đang tham gia nuôi hàu nhưng được biết trước đây họ có thu nhập thấp, không ổn định (bởi trong tình trạng không có việc làm hoặc bị thua lỗ từ chính nghề nuôi trồng thủy sản…). Cho đến nay một số hộ đã xem nghề nuôi hàu là một nghề sản xuất chính. Như trên đã phân tích ở những hộ tham gia dự án có thu nhập bình quân trên 70.000.000đ/vụ nuôi 6 tháng/diện tích 200m2. Trong vụ nuôi nhiều bè nuôi có diện tích lên đến 500m2 được đầu tư khá quy mô như hệ thống điện riêng trên bè (máy phát hoặc thiết bị năng lượng mặt trời,…), được trang bị những công cụ hỗ trợ lao động như máy xịt cao áp để vệ sinh lồng bè, hàu; có thuê mướn lao động theo thời vụ,.v.v…

Ứng dụng; Công nghệ; Mô hình sản xuất giống Hàu; Hàu Thái Bình Dương; Công nghiệp

Ứng dụng

Dự án KH&CN

Trước khi có dự án người nuôi chủ yếu đầu tư làm theo hướng mày mò, tự phát một số vẫn làm theo hướng cổ truyền như lấy giống tự nhiên, tự sáng tạo ra những vật bám họ cho là phù hợp. Vật bám rất đa dạng: trụ bê tông, mảng tole ximăng, lốp xe, dây bố,…Sau khi được tiếp cận dự án nhận thức của người nuôi đã được thay đổi rõ rệt, họ đã thực hiện những bước cơ bản như quy trình được hướng dẫn. Cụ thể vị trí đặt bè được neo đậu ở những nơi phù hợp, kết cấu bè cũng được cải tiến phù hợp với hình thức nuôi hàu đơn (hàu được tách rời sau giai đoạn C2), có định kỳ kiểm tra phân cỡ, làm vệ sinh hàu,…chính vì thế hàu có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn, mẫu mã đẹp hơn phù hợp với việc bán hàu vỏ hoặc hàu thịt, góp phần nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Dự án đã tiếp thu công nghệ có thể nói là tiên tiến nhất tới thời điểm hiện tại đối với nghề sản xuất hàu giống và nuôi hàu thương phẩm được áp dụng trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Đối tượng hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas) là loài hàu có ưu điểm vượt trội so với hàu tự nhiên có trong khu vực (về hình dáng, kích thước và chất lượng sản phẩm). Chính vì vậy khi được chuyển giao cả doanh nghiệp và người nuôi đều cảm nhận được tính ưu việt của đối tượng nuôi và yên tâm đầu tư. Đặc biệt với các hộ dân họ không còn phải mày mò mà đã tự tin áp dụng quy trình được chuyển giao, mặt khác họ còn được hỗ trợ con giống, các kỹ thuật viên bám sát hướng dẫn từ đầu đến khi kết thúc vụ nuôi. Có thể nói đến nay cơ sở sản xuất giống cũng như các hộ nuôi đã có tay nghề vững vàng làm chủ được công nghệ và tiếp tục đầu tư sản xuất cho những vụ tiếp theo. Đồng thời những hộ dân này chắc chắn sẽ là hạt nhân cho việc thúc đẩy nhân rộng mô hình trên diện rộng hơn.

Với diện tích bè nuôi 200m2/mô hình thời gian nuôi trong vòng 6 tháng/vụ nuôi, lao động bán thời gian, mô hình thu nhập thấp nhất 25.000.000 đồng/vụ nuôi, mô hình có thu nhập cao nhất 95.000.000 đồng/mô hình và các mô hình còn lại có thu nhập trung bình 70.000.000 -81.400.000 đồng/mô hình. Đối với các hộ nuôi tại Thị xã Sông Cầu cho thu nhập cao hơn so với các Hộ tham gia mô hình nuôi hàu tại Huyện Tuy An, bỡi thu nhập hàu thương phẩm còn thu nhập thêm hàu bán làm thức ăn cho tôm hùm. Mặc dù dự án ban đầu không khảo sát mức thu thu nhập của người đang tham gia nuôi hàu nhưng được biết trước đây họ có thu nhập thấp, không ổn định (bởi trong tình trạng không có việc làm hoặc bị thua lỗ từ chính nghề nuôi trồng thủy sản…). Cho đến nay nhiều hộ đã xem nghề nuôi hàu là một nghề sản xuất chính. Như trên đã phân tích ở những hộ tham gia dự án có thu nhập bình quân trên 70.000.000đ/vụ nuôi 6 tháng/diện tích 200m2. Trong vụ nuôi nhiều bè nuôi có diện tích lên đến 500m2 được đầu tư khá quy mô như hệ thống điện riêng trên bè (máy phát hoặc thiết bị năng lượng mặt trời,…), được trang bị những công cụ hỗ trợ lao động như máy xịt cao áp để vệ sinh lồng bè, hàu; có thuê mướn lao động theo thời vụ,.v.v…