Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

04/KQNC-TTKHCN

Vai trò của Phật giáo Nam tông đối với quá trình tu học của thanh niên Khmer tại thành phố Cần Thơ

Ban Tôn giáo thành phố Cần Thơ

UBND TP. Cần Thơ

Tỉnh/ Thành phố

CN. Nguyễn Văn Triệu

ThS. Lê Hùng Yên; CN. Thạch Út Hậu; CN. Lê Thi Minh Trang; CN. Phạm Kim Dung

Nghiên cứu tôn giáo

10/11/2016

04/KQNC-TTKHCN

16/03/2017

Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Cần Thơ

1. Trong báo cáo tổng hợp kết quả đề tài có mục “Ảnh hưởng truyền thống của tôn giáo” : theo truyền thống của đồng bào người Khmer, các bé trai cần phải vào chùa tu học (không cố định về thời gian), một phần là để báo hiếu cha mẹ, những người sinh thành dưỡng dục, phần quan trọng nữa là ghi nhận sự tu luyện, tu học toàn diện trong môi trường chùa trước khi được cộng đồng coi là một người đàn ông trưởng thành.  Ứng dụng đối với sản phẩm nêu trên trong giai đoạn 2017-2018: Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước thành phố Cần Thơ đã tổ chức được 02 đợt “tu gieo duyên” còn gọi là “tu báo hiếu” cho 35 thanh thiếu niên Khmer tại chùa Pôthisomrôn quận Ô Môn trong thời gian 03 tháng hè, nếu em nào có duyên thì ở lại tu thêm nữa. 2. Ứng dụng phát huy việc dạy và học ngữ văn Khmer kiết hợp vơi dạy nghề: - Việc dạy chữ Khmer tại các điểm chùa trên địa bàn thành phố Cần Thơ, trong thời gian từ năm 2011-2016 các chùa đã gián đoạn không tổ chức được các lớp Sơ cấp Pali, sau khi đề tài này được nghiệm thu Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước thành phố Cần Thơ đã khôi phục lại từ năm 2016-2019 và tổ chức khải giảng được 04 lớp sơ cấp Pali (mỗi lớp 15 vị sư theo học). - Trường phổ thông Dân tộc nội trú thành phố Cần Thơ tăng cường dạy chữ Khmer thực hiện đúng qui định của Bộ Giáo dục, tổ chức các hội thi về chữ Khmer trong nhà trường, hội thi liên trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực đồng bằng sông Cửu Long để nâng cao kỹ năng giao tiếp, sử dụng tiếng Khmer (tổ chức hội thi “Hùng biện” tại các tỉnh như: thành phố Cần Thơ vào tháng 03/2017, tỉnh Kiên Giang vào tháng 11/2017, tỉnh An Giang vào tháng 3/2019). - Để củng cố và nâng cao các kỹ năng tiếng Khmer, các cơ quan chức năng phối hợp với nhà chùa tổ chức dạy học cho thanh thiếu niên Khmer, Ban Dân tộc đã thực hiện Dự án “Dạy nghề và chữ viết Khmer cho người dân tộc Khmer tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ”, đến nay đã hoàn thành 01 lớp gồm 30 học viên và đã khai giảng thêm 01 lớp gồm 30 học viên. 3. Ứng dụng đào tạo chư tăng Phật giáo Nam tông Khmer: Đầu tư xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer ở thành phố Cần Thơ để mở nhiều lớp học cho các chư tăng: việc xây dựng các hạng mục công trình của Học viện Phật giáo Nam tông Khmer phân kỳ 1 đến nay đã hoàn thành Khu Hiệu bộ, công trình do Tập đoàn Vingroup tài trợ xây dựng với tổng giá trị 33 tỷ đồng và đã khánh thành giai đoạn 1 vào ngày 09/01/2019. Hiện nay, học viện đã liên kết với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội tổ chức mở lớp Đại học ngành Tôn giáo học, thời gian tới sẽ tiếp tục mở thêm lớp Cao học ngành Tôn giáo học. 4. Ứng dụng Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Phật giáo Nam tông Khmer, trong đó có giá trị văn hóa kiến trúc ngôi chùa: Từ năm 2017 đến nay, Ban Tôn giáo đã tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ có chủ trưởng cho 03 ngôi chùa được xây dựng, sửa chữa một số hạn mục như (chùa Munirangsay, quận Ninh Kiều và chùa Serayvongsa, huyện Thới Lai xây dựng mới Tăng xá; chùa Prummanivongsa, huyện Thới Lai sửa chữa nóc Chánh điện) và Học viện Phật giáo Nam tông Khmer xây mới khu Hiệu bộ, Chánh điện, Hội trường và Nhà ăn với nét hoa văn biệt truyền của Phật giáo Nam tông Khmer.
CTO-KQ2017-04/KQNC
Đề tài “Vai trò của phật giáo Nam tông đối với quá trình tu học của thanh niên Khmer tại thành phố Cần Thơ” đã hệ thống hóa các đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, qua đó cho ta đánh giá được những tác động làm chuyển biến tích cực đến đời sống cũng như việc tu học của đồng bào Khmer. Tu học là nét đặc trưng văn hóa của người Khmer. Truyền thống đó được đồng bào Khmer gìn giữ và phát huy qua nhiều thế hệ. Người Khmer quan niệm “người không vào chùa tu học là người có nhiều tội lỗi trong cuộc sống”. Tu học không chỉ là niềm tự hào của bản thân, gia đình mà còn là nghĩa vụ, trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội. Người có thời gian tu học trong chùa là người có hiểu biết sâu rộng về Phật pháp, về tín ngưỡng và phong tục tập quán của dân tộc mình. Họ có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của người Khmer. Thực tế hiện nay cho thấy Đảng và Nhà nước luôn quan tâm sâu sắc đến việc tu học của con em đồng bào Khmer, luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bảo vệ chùa chiền, giữ gìn phong tục tập quán, văn hóa của đồng bào Khmer; tạo điều kiện cho các hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer được diễn ra thuận lợi. Đầu tư xây dựng, hỗ trợ trang thiết bị cho Trường Phổ thông Dân tộc nội trú và Học viện Phật giáo Nam tông Khmer để con em người Khmer có điều kiện tu học tốt hơn. Từ đó tạo được sự an tâm, phấn khởi trong đồng bào dân tộc Khmer và Phật giáo Nam tông Khmer tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, góp phần làm ổn định tình hình an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Phật giáo Nam tông; Khmer; Văn hóa

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học xã hội,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Đề tài được 03 nghiên cứu sinh chuyên ngành tôn giáo học và 01 Thạc sĩ ngành giáo dục, 01 Thạc sĩ ngành An ninh nghiên cứu và trích lục vận dụng vào luận văn, luận án. Bên cạnh đó, các cơ quan làm công tác tôn giáo, dân tộc trong hệ thống chính trị cũng sử dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài để vận dụng vào trong quá trình công tác, quản lý.