- Luận cứ khoa học về tổ chức không gian xác lập mô hình và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và biển đảo Việt Nam
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đo lường năng suất
- Sản xuất thử nghiệm xúc xích khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh
- Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phân lập nhân giống và nuôi trồng một số loại nấm dược liệu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- Hoàn thiện công nghệ tổng hợp celecoxib đạt tiêu chuẩn USP quy mô pilot và sản xuất viên nang celecoxib trên dây chuyền WHO-GMP
- Nghiên cứu giải pháp công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả khai thác hỗ trợ điều hành tưới cho các hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh áp dụng thí điểm cho hệ thống thủy lợi Bắc Đuống
- Nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi trồng nấm thực phẩm bạch hương Lentinula platinedodes phát hiện ở Vườn Quốc gia Cát Tiên
- Nghiên cứu tác động xã hội của di cư quốc tế đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hạt giống cỏ họ đậu Stylo Stylosanthes guianensis CIAT 184 và Stylosanthes guianensis Plus) phục vụ chăn nuôi
- Xây dựng phần mềm Tiêu chí đánh giá xếp loại mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước tỉnh Ninh Bình
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
203/KQNC
Xây dựng mô hình nông hộ sản xuất TSH (biochar) từ phế phẩm nông nghiệp và ứng dụng trong canh tác cây trồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
UBND Tỉnh Thừa Thiên–Huế
Tỉnh/ Thành phố
PGS.TS. Đỗ Minh Cường
Khoa học nông nghiệp
17/12/2022
203/KQNC
06/02/2023
Biochar; Phế phẩm nông nghiệp; Cây trồng
Ứng dụng
Dự án KH&CN
Sản phẩm thiết bị: 04 thiết bị nhiệt phân than sinh học từ rơm, trấu theo mẻ, năng suất 50 kg rơm/mẻ hoặc 100 kg trấu/mẻ đã được chuyển giao vào sản xuất thực tiễn. 01 quy trình, 04 tài liệu hướng dẫn đã được chuyển giao, ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Xây dựng được 04 mô hình nông hộ sản xuất và ứng dụng than sinh học trong canh tác cây lúa, cây ớt, cây lạc và cây rau má Đến thời điểm báo cáo, các thiết bị được đầu tư trong dự án đang được sử dụng một cách có hiệu quả để sản xuất than sinh học từ rơm, trấu và các nguồn phụ phẩm nông nghiệp khác và được sử dụng để bón cho cây, cải tạo đất trồng. Tuy vậy, quy mô chỉ ở mức nông hộ, số lượng thiết bị vẫn là 04 thiết bị; các mô hình có tự nhân rộng, tự lan toả nhưng không rõ nét.
Dự án đã bổ sung cơ sở dữ liệu về tình hình sử dụng phụ phẩm từ cây lúa và một số cây trồng khác trên một số địa bàn của tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua đó, làm cơ sở để đề xuất các hoạch định, kết hoạch trong việc sử dụng các nguồn phụ phẩm này nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Dự án đã chuyển giao 01 quy trình, 04 tài liệu hướng dẫn và 04 thiết bị sản xuất than sinh học cho 04 mô hình để sản xuất và ứng dụng trong canh tác 04 loại cây trồng chính (lúa, lạc, ớt, rau má). Xây dựng thành công 04 mô hình nông hộ sản xuất và ứng dụng than sinh học trong canh tác cây lúa, cây ớt, cây lạc và cây rau má tại Thừa Thiên Huế. Triển khai đánh giá hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và môi trường. Kết quả cho thấy, dự án đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, góp phần tăng thu nhập cho người dân. Dự án cũng đã phân tích các chỉ tiêu để đánh giá khả năng cải tạo đất khi sử dụng than sinh học và khẳng định rằng việc sử dụng TSH đã cải thiện một phần tính chất của đất về mặt hóa tính và sinh học của đất, do than sinh học có khả năng cung cấp các nguyên tố có lợi cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây cũng như cải thiện tính chất vật lý, hóa học của đất, tạo điều kiện thuận lợi kích thích cho vi sinh vật có lợi trong đất phát triển. Hiệu quả thấy rõ của than sinh học khi canh tác trên đất chua phèn và đất bạc màu. Dự án đã đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về kết quả của dự án, góp phần chuyển tải đến nông dân, người sản xuất nông nghiệp, các nhà quản lý trong và ngoài địa bàn Thừa Thiên Huế một hướng công nghệ mới trong việc tái sử dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp từ cây lúa và ứng dụng vào sản xuất để góp phần phát triển nền nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng hữu cơ, nông nghiệp sạch, bền vững, đặc biệt là tăng thu nhập và giảm ô nhiễm môi trường. Qua đó, hiệu quả về mặt kinh tế, kỹ thuật, môi trường của dự án được lan toả, nhân rộng. Dự án cũng đã góp phần vào cơ sở dữ liệu khoa học về công nghệ sản xuất và ứng dụng than sinh học trong thực tiễn sản xuất.