liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

Xây dựng mô hình sản xuất rau ăn lá rau ăn quả đạt chứng nhận VietGAP tại xã Châu Pha huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Trung tâm Cây ăn quả miền Đông Nam Bộ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tỉnh/ Thành phố

ThS. Phạm Thị Mười

ThS. Phạm Việt Hải; KS. Huỳnh Thị Phương Thanh; ThS. Nguyễn Thanh Thủy; KS. Lê Thị Vân ; KS. Bùi Văn Thọ ; KS. Trần Thị Vân ; Th.S Nguyễn An Đệ ; KS. Vũ Thị Hà ; KS. Phạm Thị Hương

Cây rau, cây hoa và cây ăn quả

06/2017

04/2021

29/12/2020

Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Mô hình sản xuất rau đạt tiêu chuẩn VietGAP đã tạo ra sản phẩm rau an toàn đạt chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Châu Pha, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Các hộ dân áp dụng “Quy trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP” là phù hợp với định hướng phát triển và điều kiện tự nhiên của địa phương. Kết quả của dự án được duy trì, nhân rộng dưới sự quản lý của Hợp tác xã Sản xuất Thương mại Dịch vụ Châu Pha và cán bộ nông nghiệp địa phương. Thông qua các buổi hội thảo, tập huấn, đào tạo kỹ thuật viên đã nâng cao ý thức, kỹ năng cho gần 200 nhà vườn về sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời các kết quả của dự án trong đó có Sổ tay “Quy trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP” đã bàn giao cho Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu quản lý chuyển giao cho các cơ quan khuyến nông phục vụ cho việc nhân rộng kết quả sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh.
* Hiệu quả kinh tế, xã hội: Sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại thương hiệu cho vùng sản xuất Rau Châu Pha từ đó nâng cao giá trị sản phẩm thu hút được sự đầu tư phát triển của chuỗi siêu thị Bách Hóa Xanh và liên kết tiêu thụ cho sản phẩm rau ăn lá, rau ăn quả tại địa phương. Nâng cao trình độ, nhận thức và trách nhiệm của người nông dân, đặc biệt là trong việc sử dụng các hóa chất như thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng, phân bón, chất bảo quản...trong quá trình sản xuất rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Sản phẩm đạt chất lượng và an toàn thực phẩm góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Bên cạnh đó sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP sẽ được người tiêu dùng tin cậy. Vì thế sẽ tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nội địa và tiến đến xuất khẩu đem lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người sản xuất. Tăng cường nguồn lao động gắn với nghề trồng rau, tạo công ăn việc làm giúp đời sống người dân được cải thiện góp phần nâng cao đời sống vật chất và văn hóa, ổn định an ninh chính trị ở địa phương. Đảm bảo sức khỏe và phúc lợi cho người lao động. Thành công của dự án góp phần vào việc xây dựng nông thôn mới, tạo môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp, mô hình điểm để mọi người đến tham quan học tập, góp phần vào công cuộc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương. * Hiệu quả môi trường Sử dụng hợp lý và hiệu quả phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đã làm giảm tác động xấu đến con người, môi trường đất, nước và không khí. Cải thiện dinh dưỡng, cân bằng hệ sinh thái trong đất giúp sử dụng đất bền vững. Bảo vệ nguồn nước, đối phó tốt hơn với tình hình hạn hán do biến đổi khí hậu. Quản lý và xử lý rác thải đúng cách giúp môi trường sạch, đẹp, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí. * Ý nghĩa khoa học Kết quả của dự án là căn cứ để áp dụng và nhân rộng mô hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Sổ tay “Quy trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP” được biên soạn phù hợp với thực tế sản xuất tại địa phương là tài liệu kỹ thuật để cán bộ nông nghiệp hướng dẫn, phổ biến đến người dân trồng rau nâng cao ý thức, kỹ năng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP.

rau ăn lá;rau ăn quả đạt ; VietGAP

Ứng dụng

Dự án sản xuất thử nghiệm

Kết quả thực hiện mô hình dự án thông qua sổ tay “Quy trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP” đã được chuyển giao cho cán bộ nông nghiệp địa phương và Hợp tác xã Sản xuất Thương mại Dịch vụ Châu Pha quản lý áp dụng vào thực tế sản xuất và nhân rộng trên địa bàn xã Châu Pha, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

“Quy trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP” đã được các hộ tham gia mô hình vận dụng vào thực tế sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm rau toàn cung cấp cho thị trường Việc áp dụng, nhân rộng mô hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Châu Pha đã góp phần tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn đáp ứng nhu cầu của thị trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe người lao động và góp phần bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó góp phần tạo dựng thương hiệu “Rau Châu Pha” tại địa phương, vì thế thu hút được nhiều doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Thông qua các buổi tập huấn, hội thảo, mô hình trình diễn tại địa phương các nhà vườn trồng rau trên địa bàn xã Châu Pha đã nắm được quy trình sản xuất rau ăn lá, rau ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP và áp dụng vào thực tế sản xuất. Trung tâm đã kết hợp với địa phương, các cơ quan truyền thông (đài truyền hình tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đài truyền hình thị xã Phú Mỹ, đài phát thanh của xã, báo chí…) trên địa bàn tỉnh tổ chức tham quan, ghi hình, viết bài đưa tin để quảng bá hình ảnh, nhân rộng kết quả thực hiện mô hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Châu Pha, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Sổ tay “Quy trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP” đã được Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả miền Đông Nam Bộ biên soạn và bàn giao 100 cuốn cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý và chuyển giao cho các cơ quan khuyến nông phục vụ cho việc nhân rộng kết quả sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh.