Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

08/KQNC-TTKHCN

Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn gắn với tiêu thụ sản phẩm tại quận Thốt Nốt

Trạm Khuyến nông quận Thốt Nốt

UBND TP. Cần Thơ

Cơ sở

KS. Nguyễn Hữu Tặng

ThS. Trần Thị Kim Thúy; KS. Nguyễn Thị Mãi; ThS. Lê Đình Dự; ThS. Hà Thị Thu Hà; BS. Nguyễn Thúy Hằng; Nguyễn Anh Tùng; KS. Trần Thị Huỳnh Giao; KS. Trần Minh Toàn

Khoa học nông nghiệp

01/2017

10/2018

25/12/2018

08/KQNC-TTKHCN

24/06/2019

Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Cần Thơ

Chuyển giao cho các hộ nông dân trên địa bàn quận quy trình kỹ thuật canh tác rau cần ống, mồng tơi, cải xanh và dưa leo theo hướng tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, chi phí sản xuất phù hợp. Với những hiệu quả đạt được từ việc xây dựng 3 mô hình trình diễn (500 m2/mô hình) và 4 mô hình trồng rau trong nhà lưới về sản xuất rau an toàn từ khâu gieo trồng đến tiêu thụ, cơ quan chủ trì đã phối hợp với Trạm TT&BVTV quận, Phòng Kinh tế vận động các hộ nông dân trên địa bàn quận xây dựng thêm 03 nhà lưới trồng rau an toàn trên địa bàn quận.
CTO-2019-08
* Hiệu quả kinh tế - Tổng chi phí đầu tư của mô hình áp dụng quy trình sản xuất an toàn đều thấp hơn phí đầu tư sản xuất theo tập quán của nông dân từ 5 – 15%. - Mô hình áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn của dự án luôn được quản lý dịch hại ngay từ đầu vụ nên tình hình dịch hại luôn thấp hơn so với ruộng canh tác theo tập quán nông dân. Ngoài ra, dự án chủ yếu sử dụng phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học trong canh tác rau giúp cải tạo đất, tạo ra chất dinh dưỡng dễ hấp thu cho cây trồng do đó cây sinh trưởng tốt, cây khỏe, sức đề kháng cao chống chịu với sâu bệnh. Vì vậy số lần phun thuốc BVTV ở ruộng mô hình giảm hơn 50% so với ruộng nông dân, chi phí đầu tư cho phân thuốc BVTV thấp hơn so với ruộng nông dân. - Năng suất ruộng mô hình áp dụng theo quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn thường cao hơn từ 0,5 – 1 tấn/ha/vụ so với ruộng rau canh tác theo tập quán của nông dân. Do đó chi phí lao động của mô hình của dự án luôn cao hơn so với nông dân. * Hiệu quả xã hội - Nông dân tham gia dự án được tham dự 08 tập huấn về kỹ thuật sản xuất rau an toàn, 04 lớp an toàn vệ sinh thực phẩm từ đó nhận thức của nông dân được tăng lên thông qua việc nông dân từng bước áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất như sử dụng phân hữu cơ, trồng rau trong nhà lưới hạn chế các loại dịch hại do đó hạn chế sử dụng các loại phân thuốc hóa học, góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, bảo vệ sức khỏe của người nông dân và người tiêu dùng. - Mặt khác, việc thu gom bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng ở các tổ trồng rau đã góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, tạo môi trường sống an toàn cho cộng đồng. - Thành lập được các tổ sản xuất rau theo hướng an toàn tại các phường giúp nông dân liên kết trong sản xuất, có kế hoạch sản xuất ngày từ đầu vụ. Sản phẩm sản xuất được bao tiêu, giá cao hơn từ 1.000 – 2.500 đồng/kg tùy loại rau so với các hộ không áp dụng theo quy trình sản xuất rau an toàn của dự án. Bên cạnh đó, ban chủ nhiệm còn phối hợp với các đơn vị có liên quan như Hội Nông dân, Liên minh Hợp tác xã tổ chức thêm các buổi tập huấn nhằm nâng cao năng lực quản lý cho các tổ hợp tác, lập kế hoạch sản xuất, quy trình sản xuất chung cho tổ và liên kết tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, giúp cho các tổ hợp tác, các hộ nông dân chủ động hơn trong khâu quản lý, vận hành thông suốt từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. - Ngoài việc giúp người nông dân chủ động trong sản xuất, đầu ra sản phẩm ổn định, thu nhập tăng lên, đảm bảo cuộc sống thì dự án cũng tạo tiền đề cho sự tin tưởng của người dân vào sự quản lý của các cơ quan nhà nước, thuận lợi cho việc chuyển giao các kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp và các hoạt động khác.

Rau an toàn; phân hữu cơ; rau cần ống; mồng tơi; cải xanh; dưa leo

Ứng dụng

Dự án KH&CN

- Tổng chi phí đầu tư của mô hình áp dụng quy trình sản xuất an toàn đều thấp hơn phí đầu tư sản xuất theo tập quán của nông dân từ 5 – 15%. - Mô hình áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn của dự án luôn được quản lý dịch hại ngay từ đầu vụ nên tình hình dịch hại luôn thấp hơn so với ruộng canh tác theo tập quán nông dân. Ngoài ra, dự án chủ yếu sử dụng phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học trong canh tác rau vì vậy giúp cải tạo đất, tạo ra chất dinh dưỡng dễ hấp thu cho cây trồng do đó cây sinh trưởng tốt, cây khỏe, sức đề kháng cao chống chịu với sâu bệnh. Vì vậy số lần phun thuốc BVTV ở ruộng mô hình giảm hơn 50% so với ruộng nông dân, chi phí đầu tư cho phân thuốc BVTV thấp hơn so với ruộng nông dân. - Năng suất ruộng mô hình áp dụng theo quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn thường cao hơn từ 0,5 – 1 tấn/ha/vụ so với ruộng rau canh tác theo tập quán của nông dân. Do đó chi phí lao động của mô hình của dự án luôn cao hơn so với nông dân.