- Hỗ trợ thương mại hóa công nghệ chế tạo một số thiết bị chuyên dụng chữa cháy rừng thương hiệu Việt Nam
- Nghiên cứu xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp khoa học công nghệ nhằm ổn định các cửa sông và vùng bờ biển tỉnh Bình Thuận
- Giải pháp phát triển nhận biết khách hàng điện tử (eKYC) trong các dịch vụ tài chính – ngân hàng tại Việt Nam
- Xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi bò thành nghề sản xuất chính của nông hộ trên địa bàn huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi
- Ứng dụng CNTT vào quản lý Bệnh viện Phụ sản Nam Định
- Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp sinh học phòng trừ một số loại sâu bệnh hại chính vùng rễ trên cam quýt tại tỉnh Hòa Bình
- Nghiên cứu công nghệ chiết tách osthole từ quả Xà sàng (Cnidium monneri) làm nguyên liệu sản xuất chế phẩm tăng cường sinh lí
- Giải trình tự hệ gen loài vi tảo biển dị dưỡng của Việt Nam Schizochytrium mangrovei PQ6
- Hoàn thiện công nghệ sản xuất liên tục đi-ê-zen sinh học gốc B100 từ nguồn nguyên liệu axit béo phế thải và dầu hạt jatropha curcas
- Tổng kết, đánh giá thực trạng phát triển văn hóa thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997-2017 và đề xuất chiến lược văn hóa đến năm 2030.
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
36/2022/ĐKKQ
Xây dựng Nhãn hiệu tập thể Vịt cổ nhung xanh Văn Bàn cho sản phẩm vịt cổ nhung xanh của huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai
Công ty Cổ phần Đầu tư Inforest
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Tỉnh/ Thành phố
ThS. Đào Yến Hoa
CN. Trần Diệu Linh; CN. Trịnh Dương Vân; CN. Nguyễn Thị Hải Yến; CN. Đỗ Thuý Hằng; CN. Phạm Thị Lan Anh; CN. Quản Minh Hường; CN. Lê Thị Đình Ly; CN. Đào Thị Hường
Lịch sử và triết học của khoa học và công nghệ
01/06/2019
01/06/2021
15/01/2022
36/2022/ĐKKQ
19/04/2022
Sở Khoa học và Công nghệ Lào Cai
Các cá nhân và hộ gia đình là thành viên của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Văn Bàn có hoạt động chăn nuôi và kinh doanh sản phẩm trứng vịt và con vịt cổ nhung xanh trên địa bàn huyện Văn Bàn được ứng dụng kết quả nghiên cứu; Chuyển giao quy trình kỹ thuật chăn nuôi và chăm sóc vịt cổ nhung xanh Văn Bàn cho cá nhân và hộ gia đình trên địa bàn; Ngày 18/2/2021, Cục Sở hữu trí tuệ đã ra Quyết định số 12485/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu "Vịt cổ nhung xanh Văn Bàn" với số bằng 378967; Nhờ áp dụng quy trình kỹ thuật với sự quan tâm đầu tư, quy hoạch của tỉnh, huyện thêm vào đó sản phẩm vịt cổ nhung xanh được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nên người dân và chính quyền địa phương quan tâm đầu tư phát triển chăn nuôi sản phẩm này; Tổng đàn vịt đã phát triển lên trên 1.000 con và bắt đầu cho thu hoạch trứng; Trứng vịt và con vịt sống là sản phẩm mang lại giá trị kinh tế lớn cho người dân địa phương.
Thành công của đề tài góp phần đa dạng hóa đối tượng sản xuất, tạo thêm việc làm và thu nhập cho các tổ chức,cá nhân và hộ gia đình trên địa bàn huyện; Nâng cao số lượng đàn vịt nuôi, sản lượng thu hoạch và giá bán của sản phẩm vịt và trứng vịt cũng tăng, giá bán trứng vịt đạt 7.000 - 8.000 đồng/quả, giá bán vịt khoảng 70.000 - 90.000 đồng/kg.
Vịt cổ nhung xanh; Nhãn hiệu tập thể; Xây dựng; Quản lý
Ứng dụng
Dự án KH&CN
Nhãn hiệu tập thể "Vịt cổ nhung xanh Văn Bàn" bước đầu khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã thí điểm cấp quyền cho 10 cá nhân tham gia chăn nuôi và kinh doanh vịt cổ nhung xanh, sau đó đã cấp quyền cho 12 cá nhân theo danh sách đăng ký nhãn hiệu tập thể để cùng sử dụng, phát triển và nhân rộng mô hình sản phẩm vịt cổ nhung xanh Văn Bàn.
Sản phẩm của dự án là Nhãn hiệu tập thể "Vịt cổ nhung xanh Văn Bàn" đã giúp giá trị sản phẩm được nâng cao cùng với đó thương hiệu về con vịt và trứng vịt cổ nhung xanh Văn Bàn được quảng bá, nhân rộng ra thị trường từ đó quy mô sản xuất được mở rộng giúp gia tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất; Chất lượng sản phẩm thịt vịt cổ nhung xanh ăn rất thơm, ngọt và chắc thịt; Trứng vịt ngon, ăn có mùi thơm, quả to; Doanh thu từ vịt cổ nhung xanh và trứng vịt ước tính đạt gần 1.3 tỷ đồng/năm; Sản phẩm vịt cổ nhung xanh có bao bì nhãn mác tạo được sự tin tưởng cho khách hàng hơn trước.