Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

02/2020/KQNC

Xây dựng quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Mật ong Cúc Phương dùng cho sản phẩm mật ong của huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình

Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ Âu Mỹ

UBND Tỉnh Ninh Bình

Tỉnh/ Thành phố

TS. Vương Thị Thanh Trì

Lịch sử và triết học của khoa học và công nghệ

02/2018

12/2019

10/01/2020

02/2020/KQNC

17/02/2020

Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình

Kết quả của dự án đã được Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ Âu Mỹ bàn giao cho Ủy ban nhân dân huyện Nho Quan – là chủ sở hữu Nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong Cúc Phương”. Sản phẩm chính của dự án: Bộ công cụ quản lý và sử dụng nhãn hiệu bao gồm: quy chế quản lý và sử dụng NHCN “Mật ong Cúc Phương”; quy trình cấp và thu hồi quyền sử dụng NHCN “Mật ong Cúc Phương”; quy chế kiểm soát chất lượng sản phẩm mang NHCN “Mật ong Cúc Phương”; kỹ thuật nuôi ong, lấy mật, bảo quản sản phẩm mang NHCN “Mật ong Cúc Phương”; quy chế sử dụng tem, nhãn chứa dấu hiệu NHCN “Mật ong Cúc Phương”; hệ thống sổ sách, các văn bản quản lý, theo dõi nội bộ NHCN “Mật ong Cúc Phương”; bộ tiêu chí về chất lượng “Mật ong Cúc Phương” mang NHCN. Các công cụ quản lý đã được UBND huyện Nho Quan ban hành và đang được sử dụng làm cơ sở để cấp quyền sử dụng NHCN cho các cơ sở/hộ/HTX sản xuất kinh doanh sản phẩm mật ong trên địa bàn huyện Nho Quan. Bộ phương tiện quảng bá sản phẩm Mật ong Cúc Phương: tờ rơi, poster, biển quảng cáo được bàn giao cho UBND huyện Nho Quan để làm phương tiện quảng bá cho sản phẩm, tham gia vào các buổi triển lãm, xúc tiến thương mại, hội chợ OCOP.
NBH-UDKQ-29-2023
- Việc xác lập, quản lý và phát triển hiệu quả nhãn hiệu chứng nhận giúp nâng cao danh tiếng và uy tín của “Mật ong Cúc Phương”, sản phẩm đưa ra thị trường được đảm bảo ổn định về chất lượng, chính xác về nguồn gốc và được pháp luật bảo vệ. - Thiết lập quy trình chuẩn về kỹ thuật nuôi ong, khai thác, chế biến và vận chuyển mật ong Cúc Phương. - Quảng bá, giới thiệu rộng rãi sản phẩm mang NHCN “Mật ong Cúc Phương” đến đông đảo người tiêu dùng trong Tỉnh và trong cả nước. - Kết quả của dự án về phương pháp xây dựng hệ thống tổ chức, thương mại và quản lý chất lượng dùng làm tài liệu để tham khảo, áp dụng cho việc xây dựng và triển khai các dự án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm tương tự trên địa bàn Tỉnh Ninh Bình. - Trong thực tế khi xây dựng thành công NHCN “Mật Ong Cúc Phương“, giá bán mật ong đã tăng trên 10%. Nếu trước đây khi chưa có thương hiệu giá bán thường giao động từ 120.000 đ/lít - 180.000 đ/lít thì hiện nay trên thị trường đã tăng từ 140.000 đồng/lit – 220.000 đ/lít (ở một số hộ còn bán được 500.000 đ/lít). Tính sơ bộ sản phẩm mật ong khi bán ra trên thị trường tăng 10.000 đ/lít/1,35kg nhân với sản lượng ước tính khoảng 80 tấn mật/năm thì đã tăng trên 500.000.000 đ/năm cho các hộ nuôi ong của cả huyện. Nếu giá bán tăng 20.000 đ/lít thì sẽ thu về trên một tỷ đồng. Trong khi đó ước tính giá bán chung có thể tăng từ 20.000 đ/lít đến 100.000 đ/lít thì hiệu quả kinh tế sẽ rất cao có thể thu về cho người dân huyện Nho Quan nhiều tỷ đồng từ giá trị mật ong tăng thêm. Ngoài ra, thương hiệu của cả huyện cũng tăng lên theo, sẽ giải quyết thêm việc làm cho lĩnh vực dịch vụ và du lịch góp phần to lớn vào sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của huyện Nho Quan và tỉnh Ninh Bình.

Xây dựng; Quản lý; Nhãn hiệu; Mật ong Cúc Phương.

Ứng dụng

Dự án KH&CN