• Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

22/DA SHTT-2021

26/2023/KQNC

: Xây dựng quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Sen Hoa Lư – Ninh Bình dùng cho các sản phẩm từ cây sen của huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình

Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ Âu Mỹ

UBND Tỉnh Ninh Bình

Tỉnh/ Thành phố

TS. Hoàng Hà

Lịch sử và triết học của khoa học và công nghệ

08/2021

08/2023

13/11/2023

26/2023/KQNC

11/12/2023

Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Sen Hoa Lư – Ninh Bình” được Cục Sở hữu trí tuệ cấp; Bộ công cụ quản lý và kiểm soát NHCN “Sen Hoa Lư – Ninh Bình” gồm: Bộ tiêu chí chất lượng dùng để chứng nhận cho sản phẩm “Sen Hoa Lư – Ninh Bình”; Quy chế quản lý và sử dụng NHCN “Sen Hoa Lư – Ninh Bình”; Quy trình cấp và thu hồi quyền sử dụng NHCN “Sen Hoa Lư – Ninh Bình”; Quy chế kiểm soát chất lượng sản phẩm mang NHCN “Sen Hoa Lư – Ninh Bình”; Quy chế sử dụng tem, nhãn sản phẩm mang NHCN “Sen Hoa Lư – Ninh Bình”; Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản và vận chuyển sản phẩm mang NHCN “Sen Hoa Lư – Ninh Bình”; Hệ thống sổ sách theo dõi và kiểm tra NHCN “Sen Hoa Lư – Ninh Bình” đã được UBND huyện Hoa Lư – Chủ sở hữu nhãn hiệu ký quyết định ban hành. Bộ công cụ quản lý và kiểm soát là công cụ giúp UBND huyện Hoa Lư quản lý việc sử dụng NHCN có hiệu quả; Bộ phương tiện quảng bá sản phẩm “Sen Hoa Lư – Ninh Bình” gồm: website, tờ rơi, poster, tem, nhãn bao bì. Các sản phẩm đã được đơn vị chủ trì dự án bàn giao cho UBND huyện Hoa Lư sử dụng
NBH-UDKQ-34-2024
- Nâng cao danh tiếng, uy tín, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm mang NHCN “Sen Hoa Lư – Ninh Bình” trên thị trường trong nước và hướng đến thị trường quốc tế. - Thiết lập được kênh tiêu thụ sản phẩm ổn định, đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm của các hộ/HTX/DN trồng, chế biến và kinh doanh các sản phẩm từ cây sen góp phần xoá đói, giảm nghèo và giúp nông dân làm giàu trên mảnh đất của mình; bảo vệ môi trường sinh thái và phối hợp cùng với ngành du lịch đưa kinh tế địa phương phát triển. - Nâng cao trình độ kỹ thuật cho người dân; quảng bá giới thiệu sản phẩm mang NHCN “Sen Hoa Lư – Ninh Bình” trên thị trường, quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng được pháp luật bảo vệ. - Kết quả của dự án về phương pháp xây dựng hệ thống tổ chức quản lý, thương mại và phát triển giá trị NHCN có thể dùng làm tài liệu để tham khảo, áp dụng cho việc xây dựng NHCN cho các sản phẩm nông sản của Việt Nam. 1.12. Địa chỉ ứng dụng: Huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình 1.13. Thời gian ứng dụng (từ ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm): 20/01/2022 đến 17/05/2033

Xây dựng; Quản lý; Nhãn hiệu; Chứng nhận Sen Hoa Lư.

Ứng dụng

Dự án KH&CN

Trong quá trình thực hiện dự án, đơn vị tư vấn đã hỗ trợ và hướng dẫn đăng ký xin cấp quyền sử dụng NHCN “Sen Hoa Lư – Ninh Bình” cho 03 doanh nghiệp là: Công ty TNHH Nông nghiệp sạch Ninh Thắng; Công ty TNHH MTV thương mại du lịch Lạc Hồng; Công ty Cổ phần sản xuất, xuất nhập khẩu, thương mại dịch vụ tập đoàn Hali. Từ khi được cấp quyền sử dụng NHCN “Sen Hoa Lư – Ninh Bình”, các doanh nghiệp đã mở rộng sản xuất, tìm tòi sáng tạo những sản phẩm mới được sản xuất chế biến từ sen như: nón lá sen, tranh, quạt, trà sen. Sản phẩm trà sen của Công ty Cổ phần sản xuất, xuất nhập khẩu, thương mại dịch vụ tập đoàn Hali đã được chứng nhận sản phẩm OCOP và được trưng bày tại các hội nghị, hội chợ giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Kết quả của dự án đã bước đầu thúc đẩy các hộ/cơ sở/doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm từ sen gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa từ cây sen mang lại. Điển hình như Công ty Cổ phần sản xuất, xuất nhập khẩu và thương mại dịch vụ Halo đã tạo việc làm cho lao động địa phương; doanh thu ước tính đến hết tháng 10/2023 đạt khoảng 300-400 triệu đồng. Ngoài ra, các sản phẩm của Công ty Hali đã được xuất bán tại thị trường Mỹ, Nhật Bản. Như vậy, sức lan tỏa từ việc bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Sen Hoa Lư – Ninh Bình” đã giúp các hộ/cơ sở/doanh nghiệp nhận thức được việc bảo hộ sở hữu trí tuệ cho sản phẩm, giúp giữ gìn, quảng bá và phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương.