Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  16,186,842

76

Dược liệu học; Cây thuốc; Con thuốc; Thuốc Nam, thuốc dân tộc

Nguyễn Thị Hồng Huệ; Đinh Thị Bách; Lý Tú Loan; Mã Chí Thành; Mã Chí Thành(1)

Đặc điểm thực vật học và thành phần hóa học cây bạch chỉ nam Millettia pulchra Kurz Fabaceae

Investigation the botanical characteristics and phytochemical constituents of millettia pulchra kurz fabaceae

Y Dược học Cần Thơ

2023

61

321-329

2354-1210

Bạch chỉ nam; Hình thái; Giải phẫu; Bột rễ; Thực vật học

Bach chi nam, Millettia pulchra, morphology, anatomy, radix powder characteristics.

Khảo sát đặc điểm hình thái, vi học, sơ bộ thành phần hóa học và phân lập các hợp chất từ rễ củ Bạch chỉ nam nhằm góp phần định danh loài và kiểm nghiệm dược liệu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Rễ củ Bạch chỉ nam thu mua tại An Giang được mô tả về hình thái, giải phẫu và bột dược liệu. Định tính sơ bộ thành phần hóa học bằng các phản ứng hóa học đặc trưng. Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc bằng phương pháp sắc ký, phổ học (UV, MS, NMR). Kết quả: Về hình thái: Cây gỗ nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, hình mác. Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, hoa màu tím hồng, tiền khai cánh cờ, mẫu 5, 5-8 noãn. Năm lá đài dính nhau thành một ống. Hoa có 10 nhị theo kiểu 9 nhị dính nhau thành một ống, nhị thứ 10 rời. Thành phần hóa học Bạch chỉ nam chủ yếu chứa hợp chất flavonoid và triterpenoid tự do. Từ phân đoạn n-hexan, phân lập được hợp chất karanjin. Kết luận: Cây Bạch chỉ nam được định danh tên khoa học là M. pulchra Kurz Fabaceae. Các đặc điểm hình thái, giải phẫu và bột dược liệu của cây Bạch chỉ nam ở An Giang lần đầu tiên được mô tả một cách chi tiết. Đã phân lập được hợp chất karanjin-hợp chất chính-góp phần quan trọng trong việc kiểm nghiệm và kiểm tra chất lượng dược liệu.

Millettia pulchra Kurz (Bach chi nam) has been used in traditional folk medicine for the treatment of fever, headache, rheumatism and was a popular herbal medicine in An Giang province. Objectives: The morphological, anatomical, and preliminary analysis of chemical constituents of M. pulchra were performed for plant identification and quality control of this plant. Methods: Morphological, anatomical characteristics and microscopic examination of M. pulchra was analyzed, described, and photographed. The chemical components were identified by means of chemical reactions. Extraction and isolation were used by column chromatographic. The structures were deduced by means of spectroscopic methods (UV, MS, NMR). Results: Morphology: Stems woody. Leaves 11-17-foliolate, alternate, lanceolate. Inflorescences grow in clusters at the leaf apex, purple-pink flowers, vexillary aestivation, 5 merous, 5-8 ovules. Five sepals are fused together forming a tube. The flower has 10 stamens in the form of 9 stamens sticking together into a cylinder, the 10th stamen is separated. Preliminary analysis of chemical constituents of radix M. pulchra are flavonoid and triterpenoid. From n-hexane fraction, karanjin was isolated and identified. Conclusions: That is the first time the morphological and anatomical characteristics of M. pulchra Kurz were described in detail for plant identification. The plant morphology and microscopic characteristics provided reliable information for the taxonomical identification of this species. Karanjin-the main component-was isolated from M. pulchra radix for further quality control of these herbs

TTKHCNQG, CVv 482