Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,851,157

Bệnh học thuỷ sản

Đặng Thị Lụa; Nguyễn Đức Bình; Đặng Thị Lụa(1)

Mối liên quan giữa một số thống số môi trường nước và sự bùng phát bệnh sưng vòi trên Tu hài (Lutraria philippinarum Reeve, 1854) nuôi tại Cát Bà, Hải Phòng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2018

23

35-41

1859-4581

Tu hài; Bệnh sưng vòi; Môi trường nước; Độ mặn; Nhiệt độ nước; Độ pH

Bệnh sưng vòi trên tu hài nuôi đã và đang là mối nguy ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề nuôi thu hài ở nước ta. Tác nhân chính gây bệnh được xác định là vi sinh vật có cấu trúc dạng hình que giống vi rút (Virus-like particles, VLPs), tuy nhiên điều kiện phát sinh bệnh vẫn chưa được nghiên cứu xác định. Trong nghiên cứu này, một số thông số môi trường nước (nhiệt độ, pH, độ mặn) đã được theo dõi, giám sát thường xuyên tại vùng nuôi tu hài ở Cát Bà, Hải Phòng trong khoảng thời gian từ tháng 6/2015 đến tháng 12/2015 kết hợp với việc theo dõi, giám sát sự xuất hiện và bùng phát bệnh sưng vòi trên tu hài ở các giai đoạn ương từ cấp 1 lên cấp 2 và nuôi từ cấp 2 lên thương phẩm. Kết quả phân tích cho thấy yếu tố độ mặn cao (lớn hơn hoặc bằng 35 ppt) có liên quan rõ rệt đến sự bùng phát, phát triển của bệnh sưng vòi, không phát hiện thấy mối liên quan giữa yếu tố nhiệt độ và pH với sự bùng phát bệnh. Kết quả nghiên cứu này đã khẳng định độ mặn cao là yếu tố nguy cơ liên quan đến sự bùng phát của bệnh sưng vòi trên tu hài nuôi, cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng biện pháp kiểm soát, khống chế dịch bệnh.

TTKHCNQG, CVv 201