Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,045,178
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Vật liệu xây dựng

Ảnh hưởng của nước ngầm đến độ bền hóa học của hỗn hợp đất gia cố

Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

2020

07

48 - 52

1859 - 4581

Gia cố đất bằng các chất kết dính vô cơ được sử dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều công trình xây dựng hiện nay. Xi măng là chất kết dính vô cơ được sử dụng nhiều trong việc gia cố đất hiện nay. Các sản phẩm thủy hóa xi măng đem lại khả năng cải tạo cường độ đất là C-SH và C-A-SH (Straelingite) có khả năng bị hòa tan trong môi trường xâm thực như nước ngầm với pH thấp có tính chất axit, làm ảnh hưởng đến độ bền của hỗn hợp đất gia cố. Do vậy, đã tập trung vào nghiên cứu độ bền của hỗn hợp đất gia cố có sử dụng Vôi, xi măng và puzzolan tự nhiên. Mô hình truyền chất và phản ứng được sử dụng để mô tả cơ chế tương tác giữa nước ngầm và các khoáng trong hỗn hợp đất gia cố. Kết quả mô hình cho thấy độ rỗng của hỗn hợp đất gia cố tăng lên 20% sau 10 năm do sự hòa tan của khoáng C-A-S-H và Portlandite, đồng thời không có khoáng mới được kết tủa. Các khoáng cải thiện tính chất cơ học chủ yếu cho hỗn hợp đất gia cố là các khoáng C-S-H, các khoáng này vẫn bền sau 10 năm tiếp xúc với nước ngầm của hỗn hợp đất gia cố

TTKHCNQG, CVv 201