Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,874,311

Vi sinh vật học

Trần Thị Thanh Hoa; Lê Thị Hồng Minh; Vũ Thị Quyên; Nguyễn Mai Anh; Đoàn Thị Mai Hương; Châu Văn Minh; Phạm Văn Cường; Phạm Văn Cường(1)

Sàng lọc và định danh các chủng xạ khuẩn có hoạt tính kháng sinh từ các mẫu sinh vật biển và trầm tích biển thuộc vùng biển đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi

Tạp chí Công nghệ Sinh học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

2020

1

187-196

1811-4989

Xạ khuẩn; Hoạt tính kháng sinh; Sinh vật biển; Trầm tích; Định danh

Hiện nay, xạ khuẩn biển được đánh giá là nguồn tiềm năng trong việc tìm kiếm các chất kháng sinh cũng như các chất có hoạt tính sinh học. Mục tiêu của nghiên cứu này là phân lập và sàng lọc các chủng xạ khuẩn có hoạt tính kháng khuẩn từ môi trường biển. 61 chủng xạ khuẩn đã được phân lập từ 80 mẫu sinh vật biển và trầm tích biển được thu thập từ đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi. Các chủng được lên men trong môi trường A1, dịch lên men được chiết với ethyl acetate và làm bay hơi dung môi bằng cô quay chân không để tạo ra cặn chiết thô. Hoạt tính kháng sinh của các cặn chiết được thực hiện trên 7 chủng vi sinh vật kiểm định (VSVKĐ), gồm ba chủng vi khuẩn Gram âm (Escherichia coli ATCC25922, Pseudomonas aeruginosa ATCC27853, Salmonella enterica (ATCC13076), ba chủng Gram dương (Enterococcus faecalis ATCC29212, Stapphylococus aureus ATCC25923, Bacillus cereus ATCC 13245), và nấm men Candida albicans ATCC10231. Từ kết quả sàng lọc hoạt tính, đã chọn được 3 chủng xạ khuẩn (G330, G336 và G361) có hoạt tính kháng khuẩn cao nhất, ức chế 5/7 chủng VSVKĐ với các giá trị nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) từ 4 đến 256 µg/ml tùy thuộc vào từng chủng kiểm định. Cụ thể, cả ba chủng này đều ức chế C. albicans ATCC10231 và ba chủng Gram dương. Ngoài ra, G330 và G336 còn thể hiện hoạt tính ức chế chủng Gram âm S. enterica ATCC13076 với giá trị MIC = 256 µg/ml và G361 có khả năng ức chế khá tốt đối với E. coli ATCC25922 với giá trị MIC là 8 µg/ml. Nghiên cứu đặc điểm hình thái và phân tích trình tự gen 16S rRNA, kết quả cho thấy chủng G330 thuộc chi Streptomyces, các chủng G336 và G361 được xác định là thành viên của chi Salinispora, với độ tương đồng hơn 99% so với các trình tự gen 16S rRNA trên ngân hàng gen quốc tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường biển có tiềm năng lớn để phân lập các chủng xạ khuẩn cho mục đích tìm kiếm các chất kháng khuẩn cũng như các hoạt chất sinh học khác.

TTKHCNQG, CVv 262