Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  16,265,514

Khoa học kỹ thuật và công nghệ

BB

Phạm Thị Thanh Thanh, Lê Quỳnhh Mai, Mai Xuân Dũng; Mai Xuân Dũng(1)

CÁC ẢNH HƯỞNG TRÁI CHIỀU ĐẾN TÍNH CHẤT HẤP PHỤ KHI GẮN PEI LÊN BỀ MẶT THAN HOẠT TÍNH

CONFLICTING EFFECTS OF PEI GRAFTING ON THE ADSORPTION PROPERTIES OF ACTIVATED CARBON

Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên

2024

10

18 - 25

Than hoạt tính (AC) đã được sử dụng rộng rãi làm vật liệu hấp phụ trong xử lý môi trường do giá thành rẻ và chúng có diện tích bề mặt lớn. Để tăng dung lượng hấp phụ của AC với ion kim loại nặng (HM) trong nước, bề mặt của AC thường được chức năng hóa với các nhóm chức hữu cơ có khả năng tạo phức với HM như nhóm hydroxyl, carboxyl, amino và thiol. Gắn polyethyleneimine (PEI) lên bề mặt vật liệu hấp phụ đã được minh chứng là có thể làm tăng khả năng xử lý HM. Tuy nhiên, ảnh hưởng của PEI đến hiệu suất chưa được mô tả đầy đủ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi gắn PEI lên bề mặt AC đã oxi hóa (oAC) và so sánh cấu trúc xốp, khả năng hấp phụ Cu(II) trong nước của chúng. Phân tích hấp phụ - giải hấp nitrogen cho thấy việc gắn PEI lên bề mặt AC làm giảm diện tích bề mặt và thể tích lỗ xốp gần 50%. Mặc dù vậy PEI lại làm tăng dung lượng hấp phụ cực đại đối với Cu(II) lên 26%. Những ảnh hưởng trái chiều của việc gắn PEI đến AC trình bày trong bài báo này có giá trị cho việc phát triển vật liệu hấp phụ ion kim loại nặng trên cơ sở than hoạt tính.

Activated carbon (AC) has been used widely as an adsorbent in environmental treatment thanks to their low-cost and high surface area. To enhance the adsorption capacity to heavy metal ions (HM) in water, the surface of AC is usually functionalized with various organic functional groups that have a high chelating affinity to HM such as hydroxyl, carboxyl, amino, and thiol. Grafting polyethyleneimine (PEI) onto the surface of various absorbents has been demonstrated to increase their HM removal efficiencies. However, the effects of PEI grafting on the performance of AC have not been fully explored yet. Herein, we grafted PEI onto the surface of oxidized activated carbon (oAC) and compared their porous structure and the adsorption properties toward Cu(II). Nitrogen adsorption–desorption analysis shows that PEI grafting reduces both the surface area and porous volume of the adsorbent by nearly 50%. Nevertheless, the PEI grafting makes the adsorption sites on the adsorbent’s surface more homogeneous and increases the adsorption maximum to Cu(II) by 26%. The constradict effects of PEI grafting demonstrated herein could be beneficial to developing AC-based materials for HM removal.