Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,856,016

Bảo quản và chế biến lâm sản

Phạm Thị Ánh Hồng; Trần Văn Chứ; Cao Quốc An; Phan Duy Hưng; Trần Văn Chứ(1)

Ảnh hưởng của áp xuất không khí và tốc độ phun đến chất lượng màng trang sức trên bề mặt gỗ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2018

05

111-118

1859-4581

Không khí; Áp suất; Súng phun; Bề mặt gỗ; Màng trang sức; Tốc độ phun; Chất lượng

Báo cáo trình bày kết quả ảnh hưởng của áp suất không khí và tốc độ súng phun đến chất lượng màng trang sức trên bề mặt gỗ. Các mẫu gỗ được sơn phủ bằng sơn PU-TiO2 ở áp suất khí 0,1 Mpa, 0,14 Mpa, 0,18 Mpa, 0,22 Mpa, 0,26 Mpa và tốc độ phun 60m/phút, 65m/phút, 70m/phút, 80m/phút. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi áp suất khí và tốc độ phun thay đổi thì độ bền bám dính của màng trang sức ở các chế độ phun đều đạt cấp độ 0, tương ứng với vết cắt hoàn toàn nhẵn, sơn không bị bong khỏi bề mặt gỗ. Tuy nhiên, một số tính chất của màng trang sức bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau, cụ thể là chiều dày màng trang sức ở các chế độ phun tăng, độ bóng tăng từ 65,5% đến 92,1%; thời gian khô hoàn toàn màng trang sức dao động từ 24,04 đến 29,01 giờ; độ bền màu giảm từ 14,25 đến 8,57. Vì vậy, sự thay đổi của áp suất không khí và tốc độ di chuyển của súng phun có ảnh hưởng rõ rệt đến một số chỉ tiêu chất lượng màng trang sức trên bề mặt gỗ.

TTKHCNQG, CVv 201