Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,925,386

87

Kỹ thuật môi trường và địa chất, địa kỹ thuật

Hoàng Thị Thanh Thủy, Từ Thị Cẩm Loan, Trần Đức Dậu, Huỳnh Tiến Đạt, Cấn Thu Văn; Cấn Thu Văn(1)Cấn Thu Văn(2)

Nghiên cứu tác động của hoạt động nhân sinh đến hàm lượng kim loại nặng trong tầng chứa nước Pleistocene khu vực TP.HCM

Studying the impact of anthropogenic activities on heavy metal contents in Pleistocene aquifers in Ho Chi Minh City

Khí tượng thủy văn

2023

753

74-84

2525-2208

Tác động; Hoạt động nhân sinh; Hàm lượng; Kim loại nặng; Tầng chứa nước; Pleistocene

Groundwater; Heavy metals; Statiscal analysis; ANOVA; Pleistocene aquifer.

Sự hiện diện của nhiều kim loại nặng, trong đó có những kim loại nặng độc hại, trong tầng chứa nước Pleistocene khu vực TP. HCM đã được đề cập đến ở nhiều nghiên cứu gần đây. Để có thể xác định vai trò của các hoạt động nhân sinh đến hàm lượng kim loại nặng, phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (one way ANOVA) kết hợp với hồi cứu dữ liệu và khảo sát thực tế đã được thực hiện. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của hàm lượng các kim loại nặng Ni, Cu, Cd và Pb giữa các giếng quan trắc, thể hiện tác động của hoạt động nhân sinh. Các kim loại nặng Al, Cr, Fe, Mn và Zn phản ánh giá trị nền và chưa thể hiện tác động của quá trình nhân sinh. Nghiên cứu đã cho thấy ANOVA là cách tiếp cận hiệu quả trong xử lý dữ liệu thủy địa hóa. Các kết quả của nghiên cứu cũng là cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định chính sách quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên nước dưới đất tại TP. HCM.

The presence of various heavy metals, including hazardous metals, in Hochiminh City's Pleistocene aquifer has recently been reported. The ANOVA approach (analysis of variance) was used in conjunction with monitoring data and field surveys to investigate the effects of anthropogenic activities on heavy metal levels. The findings indicate that anthropogenic activities have an impact on the distribution of heavy metals such as Ni, Cu, Cd, and Pb. There was a statistically significant difference of these metal levels between the monitoring wells. Although the levels of these metals remain low, they must be monitored on a regular basis, notably for Cd and Pb. The other heavy metals, Al, Cr, Fe, Mn, and Zn, showed natural backgrounds and insignificant impacts from anthropogenic activities. It proved that one-way ANOVA was effective in carrying out hydrogeochemical data analysis. This study results provided scientific baseline for policy makers to effective manage groundwater in Hochiminh City.

TTKHCNQG, CVt 39