Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  16,054,877

Hoá sinh; phương pháp nghiên cứu hoá sinh

Nguyễn Trung Nhân; Đỗ Văn Nhật Trường; Lê Hữu Thọ; Đặng Hoàng Phú; Nguyễn Xuân Hải; Nguyễn Anh Thy; Nguyễn Minh Hoàng; Nguyễn Thị Thanh Mai; Nguyễn Trung Nhân(1)

Thành phần hóa học và hoạt tính ức chế enzyme α -glucosidase của cây cà gai leo (Solanum procumbens)

Phát triển Khoa học & Công nghệ: Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh)

2021

3

1326-1333

2588-106X

Solanum procumbens; Cà gai leo; Họ Cà; α-glucosidase

Cà gai leo có tên khoa học là Solanum procumbens thuộc họ Cà (Solanaceae). Cà gai leo là loài cây nhỏ sống nhiều năm, mọc leo hay bò dài, thân hóa gỗ, nhẵn và phân cành nhiều. Cà gai leo được dùng điều trị bệnh viêm gan, xơ gan, chữa một số bệnh như cảm cúm, ho gà, đau lưng, đau nhức khớp, rắn cắn… Một số nghiên cứu định tính nhóm hợp chất chính về cây Cà gai leo cho thấy có các nhóm hợp chất triterpenoid, steroid, alkaloid và các hợp chất polyphenol, cùng với sự đa dạng hoạt tính sinh học như hoạt tính chống tăng sinh các tế bào ung thư, kháng khuẩn, kháng oxy hóa và kháng viêm. Bằng phương pháp sắc kí cột kết hợp với phương pháp sắc kí bản mỏng điều chế pha thường từ cao chiết EtOAc của cây Cà gai leo, chúng tôi đã phân lập được bốn hợp chất. Cấu trúc hóa học của các hợp chất này được xác định bằng phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR kết hợp với so sánh tài liệu tham khảo cho thấy các hợp chất này là dioscin (1), β-sitosterol (2), daucosterol (3) và 6'-O-acetyl-β-daucosterol (4). Trong đó, các hợp chất 1, 3 và 4 lần đầu tiên được phân lập từ cây Cà gai leo (Solanum procumbens). Kết quả nghiên cứu hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase cho thấy hợp chất 2 và 4 có hoạt tính với giá trị IC50 lần lượt là 35,2 và 209,5 µM, so với chất đối chứng dương acarbose là 214,5 µM. Kết quả nghiên cứu này đã góp phần đóng góp vào hệ thống dữ liệu khoa học về thành phần hoá học các cây thuốc Việt Nam. Kết quả thử hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase còn cho thấy tiềm năng hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường của cây Cà gai leo.

TTKHCNQG, CTv 149