Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  16,217,135

Luật học

Tường Duy Kiên; Tường Duy Kiên(1)

Cải cách tư pháp bảo vệ công lý, quyền con người đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay

Judicial reform for justice, human rights, building a rule-of-law state and international integration in Vietnam in the current period

Luật học (Đại học Quốc gia Hà Nội)

2021

4

36-47

0866-8612

Công lý; Quyền con người; Cải cách tư pháp; Nhà nước pháp quyền; Hội nhập quốc tế

Justice; Human rights; Judicial reform; Rule-of-law state; International integration

Tư pháp, hoạt động tư pháp dù hiểu theo nghĩa rộng (gồm hoạt động của tất cả các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, cả các thiết chế bổ trợ tư pháp…) hay theo nghĩa hẹp (chỉ duy nhất là hoạt động xét xử của Tòa án) đều có ảnh hưởng trực tiếp, quyết định đến sinh mệnh chính trị, quyền, tự do và các lợi ích của cá nhân, công dân. Muốn quyền và tự do của con người được tôn trọng và bảo vệ, thì cần phải đẩy mạnh cải cách tư pháp, làm cho nền tư pháp luôn luôn trong sạch, vững mạnh, phụng công, thủ pháp, chỗ dựa của công lý; do vậy thực hiện tốt cải cách tư pháp, sẽ góp phần bảo vệ công lý, quyền con người; bảo vệ tốt công lý, quyền con người sẽ là nhân tố quyết định đến sự thành công của xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, Đại hội lần thứ XIII của Đảng đặt ra yêu cầu hoạt động tư pháp phải có trọng trách bảo vệ công lý, quyền con người; đây là quan điểm chỉ đạo quan trọng, xuyên suốt của cải cách nền tư pháp ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Bài viết đi sâu phân tích những yêu cầu khách quan của bảo vệ công lý, quyền con người trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; và mối liên hệ, phụ thuộc trong bảo vệ công lý, quyền con người với cải cách tư pháp. Bài viết lập luận rằng cải cách tư pháp bảo vệ tốt công lý, quyền con người sẽ là nhân tố quyết định đến thành công trong xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ở Việt Nam.

Judiciary, albeit being understood in the broadest sense of the word (i.e. activities undertaken by all the state agencies in charge of investigation, prosecution, adjudication, law enforcement, including judicial support institutions) or in the narrowest sense (i.e. only the adjudication of the courts), has a direct and decisive impact on political life, rights, freedoms and interests of individualss/citizens. In order that human rights and freedoms are respected and protected, it is necessary to promote judicial reform (making the judiciary be constantly clean and strong, serving public interest and abiding law, so that it can be the mainstay of justice). Therefore, successful implementation of judicial reform will contribute to protecting justice, human rights, and successful protection of justice, human rights will be a critical determinant of successful building rule-of-law state and international integration. For these reasons, the 13th National Party Congress has required the judiciary to have responsibility for protecting justice and human rights. This is an important and consistent guideline for reforming the judiciary in Vietnam up to 2030, with a vision to 2045. This article makes an in-depth analysis of the objective requirements for protecting justice, human rights in the context of building a socialist rule-of-law state and international integration; and the relationship and interdependence between protection of justice, human rights and judicial reform. The article argues that successful protecting justice and human rights will be an important factor for the success of building a rule-of-law state and international integration in Vietnam.

TTKHCNQG, CTv 176