Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,900,312

Vũ Thị Bạch Phượng , Phạm Thị Ánh Hồng , Quách Ngô Diễm Phương; Quách Ngô Diễm Phương(1)

Đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa, ức chế enzyme α-glucosidase và acetylcholinesterase của sáu loài thực vật thuộc họ Bông (Malvaceae)

Antioxidant, anti-α-glucosidase and anti-acetylcholinesterase activities of six plant species of the Malvaceae

Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ: Chuyên san Khoa học Tự nhiên

2018

4

Họ Bông (Malvaceae) là một họ thực vật lớn, phong phú về loài nên thành phần hóa học của họ này cũng khá đa dạng, trong đó có nhiều loài cây có giá trị về dược liệu. Trong nghiên cứu này, các bộ phận rễ, thân, lá của sáu loài cây dược liệu thuộc họ Bông gồm Ké hoa đào (Urena lobata L.), Bụp giấm (Hibiscus Sabdariffa L.), Dâm bụt (Hibiscus rosasinensis L.), Cối xay (Abutilon indicum L.), Chổi đực (Sida acuta Burm.f), Ké hoa vàng (Sida rhombifolia L var. parvifolia Gagn.) được tiến hành khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa bằng phương pháp thử năng lực khử của Yen và Duh (1993) và bắt gốc tự do DPPH (1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl), hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase, hoạt tính ức chế enzyme acetylcholinesterase và định tính sự hiện diện của một số nhóm chức có trong các loài trên. Kết quả cho thấy, khi so sánh các bộ phận, rễ cây họ Bông là bộ phận có hoạt tính sinh học tiềm năng nhất. Tuy nhiên, riêng đối với hoạt tính ức chế enzyme acetylcholinesterase, lá cây Chổi đực là bộ phận có hoạt tính mạnh hơn các cây còn lại. Đối với hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase và kháng oxy hóa, rễ cây Ké hóa đào có hoạt tính mạnh hơn các cây được khảo sát, với giá trị IC50 của hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase là 4,79 μg/mL và IC50 của hoạt tính bắt gốc tự do DPPH là 446 μg/mL. Kết quả này đã góp phần chứng minh hoạt tính sinh học của các cây họ Bông nói chung và khả năng chữa trị bệnh tiểu đường tuýp 2 của cây Ké hoa đào nói riêng. Kết quả định tính nhóm chức cho thấy tất cả các bộ phận của sáu loài cây họ Bông đều chứa các nhóm hợp chất có hoạt tính sinh học như phenol, flavonoid và saponin steroid.

Malvaceae is a large family, including many medicinal plants. In this study, the roots, stems and leaves of six Malvaceae family plants include Urena lobata L., Hibiscus Sabdariffa L., Hibiscus rosa-sinensis L., Abutilon indicum L., Sida acuta Burm.f, Sida rhombifolia L var. Parvifolia Gagn. were evaluated for antioxidant activity, α-glucosidase and acetylcholinesterase inhibitor activity, and phytochemical analysis. The results show that when comparing the parts, the roots are the most biologically active ones. However, in the acetylcholinesterase inhibitor activity, the leaves of Sida acuta Burm.f are more active than the parts. In the α-glucosidase inhibitory activity and antioxidant activity, roots of Urena lobata L. were more active than the plants studied, with the IC50 value of α-glucosidase inhibitory activity is 4.79 μg/mL and IC50 of free radical scavenging assay DPPH (1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl) is 446 μg/mL. This result has contributed to demonstrate the biological activity of Malvaceae family and especcially of the ability to treat the type 2 diabetes of Urena lobata L. Results of phytochemical analysis show that all parts of the six plant species contain phenol, flavonoid and saponin steroids.