Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,984,370

76

Ung thư học và phát sinh ung thư

Nguyễn Văn Thái, Nguyễn Văn Mạnh, Trần Thị Ánh Tuyết, Đinh Trường Giang, Nguyễn Anh Tuấn, Đoàn Mai Loan, Nguyễn Thị Huyền Trang, Mai Thanh Bình, Trần Văn Thanh, Mai Thu Hoài, Nguyễn Thị Phương Liên; Mai Thanh Binh(1)

Kết quả sống thêm lâu dài ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan điều trị bằng tắc mạch hoá chất qua đường động mạch

Long-term survival outcomes of transarterial chemoembolization in patients with hepatocellular carcinoma

Y dược Lâm sàng 108

2022

6

50-53

1859-2872

Bệnh nhân; Ung thư; Biểu mô; Tế bào gan; Điều trị; Tắc mạch hoá chất; Đường động mạch

Hepatocellular carcinoma, transarterial chemoembolization, long-term survival, tumor response.

Đánh giá hiệu quả điều trị tắc mạch hoá chất qua đường động mạch và các yếu tố tiên lượng ảnh hưởng đến sống còn ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên 477 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan điều trị bằng tắc mạch hoá chất qua đường động mạch. Thời gian sống thêm được tính bằng phương pháp Kaplan-Meier, đánh giá các yếu tố tiên lượng ảnh hưởng đến sống còn toàn bộ dựa vào kiểm định Log-rank và mô hình Cox. Kết quả: Tổng số có 477 bệnh nhân (437 nam, 40 nữ, tuổi trung bình 61,1 ± 11,7 năm), trung vị thời gian theo dõi 25,3 (1-63) tháng. Đáp ứng khối u theo mRECIST thời điểm 6 tháng gồm đáp ứng hoàn toàn 41 bệnh nhân (8,7%), đáp ứng một phần 352 (74,9%), bệnh ổn định/tiến triển 77 (16,1%). Trung vị sống thêm toàn bộ 53 ± 1,1 tháng. Các yếu tố ảnh hưởng đến sống thêm toàn bộ gồm ECOG ≤ 1, điểm Child-Pugh A, giai đoạn BCLC A/B, có đáp ứng điều trị khối u, điểm ALBI độ I. Trong phân tích đa biến, đáp ứng khối u và điểm Child-Pugh A là yếu tố có ý nghĩa tiên lượng sống thêm toàn bộ dài hơn. Kết luận: Tắc mạch hoá chất qua đường động mạch là phương pháp điều trị hiệu quả ở bệnh nhân ung thư gan. Chức năng gan Child-Pugh A và có đáp ứng khối u là yếu tố tiên lượng tốt đối với sống thêm toàn bộ.

To investigate the efficacy of transarterial chemoembolization and determined prognostic factors affecting patients with hepatocellular carcinoma (HCC). Subject and method: A total of 477 patients diagnosed with HCC underwent transarterial chemoembolization (TACE). Patient survival was assessed using the Kaplan-Meier method, and prognostic factors affecting survival were assessed using log-rank tests and Cox proportional hazards regression. Result: Among the 477 patients (437 males, mean age 61.1 ± 11.7 years) who underwent TACE, the median clinical follow-up was 25.3 (1-63) months. Tumor response according to the Modified RECIST in patients followed up beyond 6 months included a complete response (CR) to treatment in 41 patients (8.7%), partial response (PR) in 352 (74.9%), stable disease (SD) and progressive disease (PD) in 77 (16.1%). The median overall survival (OS) was 53 ± 1.1 months. Factors associated with longer OS included ECOG ≤ 1, Child-Pugh A, BCLC stage A/B, ALBI grade I, and tumor response (CR/PR). In multivariate analysis, Child-Pugh A and objective tumor response (CR/PR) were predictors of longer OS. Conclusion: TACE was an effective treatment for HCC. Child-Pugh A before TACE and tumor response (CR/PR) were positive prognostic factors.
 

TTKHCNQG, CVv 337