Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,048,615
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Các công nghệ xử lý sinh học, xúc tác sinh học; lên men

Lê Văn Thiện, Đàm Thị Trung Hiếu, Lê Thị Thắm Hồng, Nguyễn Phương Thảo(1), Ngô Thị Tường Châu

Ảnh hưởng của việc bổ sung nấm mốc phân huỷ lignin đến đặc tính và khả năng phân hủy Cartap của hỗn hợp sinh học

Effect of inoculation with ligninolytic fungus on the biological activities and cartap degradation of biomix

TC Khoa học trái đất và môi trường – ĐH Quốc gia Hà Nội

2018

04

64-70

2615-9279

Đệm sinh học là một phương pháp đơn giản nhằm giảm thiểu ô nhiễm nguồn điểm trong quá trình thao tác với hoá chất bảo vệ thực vật. Trong đó hỗn hợp sinh học là yếu tố chính, quyết định đến hiệu quả phân huỷ của đệm sinh học. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung chủng nấm mốc có hoạt tính phân huỷ lignin cao, Penicillium chrysogenum N2, đến đặc tính sinh học và sự phân huỷ Cartap của hỗn hợp sinh học. Hỗn hợp sinh học đã được chuẩn bị với ba thành phần là rơm, bã thải trồng nấm và đất mặt với tỉ lệ 211, độ ẩm 60%. Cartap được thêm vào hỗn hợp sinh học với hàm lượng 100 mgkg-1. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt tính enzyme phân huỷ lignin của hỗn hợp sinh học được bổ sung nấm (đạt 645 đơn vị kg-1) cao hơn 8,5 lần so với đối chứng. Tương tự, các giá trị cao hơn ở công thức thí nghiệm đối với chỉ số hô hấp vi sinh vật (455 mg CO2100g-1), mật độ của vi khuẩn tổng số (6,510 8 CFU g-1), xạ khuẩn tổng số (1,3108 CFUg-1), nấm mốc tổng số (2,5105 CFUg-1), vi sinh vật phân huỷ cellulose (4,68105 CFUg-1), hemi-cellulose (3,5105 CFUg-1) và lignin (2,7105 CFUg-1). Ngoài ra, hiệu quả phân huỷ Cartap ở 37oC, độ ẩm 60% trong 10 ngày của hỗn hợp sinh học được bổ sung nấm là 99,42% cao hơn so với đối chứng là 75,35%. Vì vậy việc sử dụng chủng nấm mốc có hoạt tính phân huỷ lignin cao, Penicillium chrysogenum N2, làm giống gây cấy có thể cải thiện được đặc tính sinh học cũng như hiệu quả phân huỷ Cartap của hỗn hợp sinh học trong hệ thống đệm sinh học.

Biobed is a simple method to minimize point source contamination during manipulation of pesticides. The biomix is a principal element controlling the degradation efficacy of the biobed. The aim of this research was to evaluate the effect of inoculation with ligninolytic fungus Penicillium chrysogenum N2 on the biological activities and cartap degradation of biomix. Tests were made using biomixprepared with rice straw, spent mushroom substrate and top soil in a volumetric pro-portion of 211, moisture content of 60% and pre-incubation time of 15 days; cartap was added to the biomix at concentration of 100 mgkg-1. The results demonstrated that the ligninolytic enzyme activity in the inoculated biomix (645 U kg-1) was 8.5- fold higher compared with the non-inoculated one. Also, the higher microbial respiration (455 mg CO2100g-1) and counts of total aerobicbacteria(6.5108 CFUg-1), actinomyces (1.3108 CFUg-1), fungi (2.5105 CFUg-1), cellulolytic microrganisms (4.68105 CFUg-1), hemi-cellulolytic microrganisms (3.5105CFU g-1) andligninolytic microrganisms (2.7105 CFUg-1) were observed in the former. Besides, the Cartap degradation efficiency at 37oC for 10 days (99.42%) was higher in the inoculated biomix compared with the non-inoculated one (75.35%). In conclusion, it was recommended to use ligninolytic fungus Penicillium chrysogenum N2 as a inoculum to improve the biological activities and cartap degradation of biomix in biobed.

TTKHCNQG, CTv 175