Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,886,453
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

87

Kỹ thuật môi trường khác

BB

Trần Trung Thành, Trương Thị Thanh Thủy, Vũ Văn Thăng(1)

Nghiên cứu phân tích các đặc trưng của gián đoạn mưa gió mùa mùa hè trên khu vực Tây Nguyên

Research the characteristic of the rainfall breaks during summer monsoon season in Central Highlands of Vietnam

Khí tượng Thủy văn

2024

765

15-26

2525-2208

Trong nghiên cứu này, thời điểm bắt đầu, kết thúc và các đặc trưng của gián đoạn mưa gió mùa mùa hè trên khu vực Tây Nguyên đã được phân tích dựa trên số liệu mưa tại 12 trạm quan trắc và số liệu tái phân tích của National Centers for Environmental Prediction (NCEP/NCAR) trong thời kỳ 1980-2020. Các giai đoạn gián đoạn mưa được xác định dựa trên so sánh giá trị mưa dị thường và độ lệch chuẩn của chuỗi số liệu mưa tại từng trạm. Biểu đồ phân bố tần suất của số ngày gián đoạn được sử dụng để phân tích các đặc trưng của giai đoạn gián đoạn. Phương pháp phân tích tổng hợp (composite technique) cũng được áp dụng để xác định các đặc trưng quy mô lớn liên quan đến các giai đoạn gián đoạn. Kết quả phân tích cho thấy, các giai đoạn kéo dài chủ yếu từ 5-7 ngày, và số đợt gián đoạn kéo dài trên 7 ngày gần như không đáng kể. Số ngày gián đoạn tăng dần từ đầu mùa mưa, đạt cực đại vào khoảng giữa mùa mưa đối với các trạm ở phía tây của khu vực Tây Nguyên và lệch về cuối mùa mưa tại các trạm ở phía đông của khu vực này. Giai đoạn gián đoạn mùa mưa ở Tây Nguyên liên quan đến sự xuất hiện của dị thường xoáy nghịch mực thấp và sự suy giảm của đôi lưu ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ.

 In this study, the onset, withdraw, and the breaks of summer monsoon rainfall in the Central region were analyzed based on observed rainfall data from 12 stations and reanalysis data from National Centers for Environmental Prediction (NCEP/NCAR) during the period 1980-2020. The break periods were identified by comparing the anomalous rainfall and its standard deviations at each station. A frequency distribution chart of break days was used to analyze the characteristics of the break periods. The composite technique was also applied to identify large-scale features related to the break periods. The results showed that the break periods mainly lasted from 5 to 7 days, and break periods lasting over 7 days were almost negligible. The number of break days increased gradually from the beginning of the rainy season, peaking around the middle of the rainy season for stations in the western part of the Central Highlands region and in the end of the rainy season for stations in the eastern part. The study results also indicated that the rainy season break periods in the Central Highlands region are associated with the development of anomalous anticyclonic vortexes in the Central Highlands and Southern regions.
 

TTKHCNQG, CVt 39