Độ bền hoa cắt cành là một trong các đặc điểm quan trọng của hoa và cũng là yếu tố thách thức chính của ngành công nghiệp hoa tươi. Các loài hoa cắt cành khác nhau sẽ có độ bền hoa khác nhau. Trong nghiên cứu này, độ bền của hoa cắt cành ở hoa Hồng vàng và hoa Cúc vàng được điều tra thông qua việc sử dụng hai loại dịch chiết lá Kèo nèo (Limnoc-haris flava) và lá sầu đâu (Azadirachta indica). Các nhánh hoa được ngâm trong dung dịch có 200 mL chứa 1% dịch chiết lá Kèo nèo hoặc 1% dịch chiết lá sầu đâu hoặc đối chứng (nước) và được đặt ở nhiệt độ phòng. Các đặc điểm như độ bền hoa cắt cành, khối lượng tươi tương đối, hàm lượng anthocyanin và mật số vi khuẩn được ghi nhận lại. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, dịch chiết lá Kèo nèo và lá sầu đâu giúp cho độ bền hoa cắt cành tăng lên 1 ngày đến 2 ngày. Mật số vi khuẩn ở nghiệm thức đối chứng (1,6*103 CFU/mL đối vói hoa Cúc vàng và 0,8*103 CFU/mL ở hoa Hồng vàng) cao nhất so với nghiệm thức có chứa 1% lá Kèo nèo (0,4*103 CFU/mL ở hoa Hồng vàng và 0,8*103 CFU/mL ở hoa Cúc vàng) và nghiệm thức có chứa 1% lả sầu đâu (0,1*103 CFU/mL ờ hoa Hồng vàng và 0,4*103 CFU/mL ở hoa Cúc vàng). Ngược lại, hàm lượng anthocyanin ở nghiệm thức 1% dịch chiết lá Kèo nèo (0,019 g.FW ở hoa Cúc vàng và 0,02 g.FW ở hoa Hồng vàng) cao nhất so với nghiệm thức đối chứng (0,012 g.FW ở hoa Cúc vàng và 0,016 g.FW ở hoa Hồng vàng) và nghiệm thức chứa 1% dịch chiết lá sầu đâu (0,033 g.FW ở hoa Hồng vàng và 0,025 g.FW ở hoa Cúc vàng).