Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,871,427

Khoa học kỹ thuật và công nghệ

BB

TNU Trương Thành Phúc, Hoàng Đức Tín, Trương Mỹ Hạnh, Nguyễn Danh Ngôn, Nguyễn Đức Văn, Hồ Trường Giang; Hồ Trường Giang(1)

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN KHÍ PHÁT SINH TỪ ĐỐT VIÊN NÉN NHIÊN LIỆU RÁC THẢI NHỰA VÀ TRẤU

INVESTIGATION OF GAS EMISSION FROM COMBUSTION OF FUEL PELLET OF REFUSE PLASTIC AND RICE-HUSK

Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên

2024

02

61 - 67

Rác thải nhựa được xử lý thành nhiên liệu không chỉ giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường mà còn có thể thay thế cho nhiên liệu hóa thạch. Tuy vậy, vấn đề lớn khi sử dụng nhiên liệu từ rác thải nhựa là các chất phát thải độc hại từ quá trình đốt. Bài báo này thực hiện đo và đánh giá về các khí (gồm O2, CO2, CO, HC, NO2, NO, H2S, SO2) phát sinh từ quá trình đốt viên nén nhiên liệu nhựa thải và vỏ trấu. Rác thải nhựa (điển hình gồm PET, PA, PE, PS, PVC) được kết hợp trấu theo các tỉ lệ trấu là 0, 5, 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90 và 100% để tạo ra các viên nén nhiên liệu. Hệ thống lò đốt được xây dựng với buồng đốt nằm ngang có kiểm soát khí cấp đầu vào và nhiệt độ lò để đo khí phát sinh. Đặc trưng các khí đo được đã phản ánh quá trình cháy nhiên liệu theo các tỉ lệ nhựa trấu. Mẫu nhiên liệu hàm lượng trấu lớn có thời gian cháy diễn ra chậm, và nó có xu hướng giảm khi hàm lượng nhựa tăng. Các mẫu với hàm lượng nhựa lớn (>70%) phát thải nhiều khí HC. Mẫu viên nén nhiên liệu với hàm lượng trấu trong vùng 60 - 80% được xem có hiệu quả cháy tốt thể hiện qua lượng khí CO2 sinh ra và khí O2 tham gia trong quá trình cháy.

Refuse-derived fuels (RDFs) from waste plastic are significant for environmental pollution treatment and an alternative to fossil fuels. However, the pollutants emission from the burning processes of RDFs is a major issue. In this work, analyzing exhaust gases (including O2, CO2, CO, HC, NO2, NO, H2S, SO2) from the combustion of fuel pellets derived from waste plastic and rice-husk were investigated. Waste plastics (typical components including PET, PA, PE, PS, PVC) were combined with rice-husk to create fuel pellets with rice-husk contents of 0, 5, 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90 and 100 %wt. A combustion system was set up with a horizontal combustion tube that controlled air input flow and operating temperature to evaluate gases emissions. The behaviour of gases emissions presented a relation with the combustion process in accordance with the ratios of plastic and rice-husk in the fuel pellets. The fuel samples with high rice-husk content exhibited a long burnout time while one with high plastic content had a short burnout time. The fuel samples with high plastic content (>70%) showed a high HC emission. The fuel pellet samples with the rice-husk content in a range of 60 - 80% could be considered to have a good combustion through the measured amounts of CO2 and O2 in exhaust gases.