Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,986,637

67

Vật liệu xây dựng

Phạm Ngọc Phương; Nguyễn Văn Tài; Phạm Ngọc Phương(1)

Đánh giá tính chất cơ học của cấp phối đá dăm gia cố xi măng có trộn thêm cốt liệu cao su ở phòng thí nghiệm và ngoài hiện trường

Mechanical properties of cement-treated base materials incorporating rubber aggregates: from laboratory evaluation to field experiment validation

Tạp chí Khoa học Giao thông vận tải

2022

8

735-751

1859-2724

Vật liệu xi măng cao su, Cấp phối đá dăm gia-cao su cố xi măng, Nứt móng gia cố xi măng, Mô đun đàn hồi, Thi công thí điểm cấp phối đá dăm gia cố xi măng

Rubberized cement-based composites, Rubberized cement-treated base, Cement- treated base cracking, Modulus of elasticity, Trial pavement construction.

Cốt liệu cao su được nhận định sẽ giúp tăng khả năng kháng nứt do co ngót của vật liệu xi măng. Tuy nhiên hiện không nhiều các nghiên cứu sử dụng cốt liệu phế thải này trong lớp móng cấp phối đá dăm (CPĐD) gia cố xi măng (GCXM). Nghiên cứu này sử dụng cốt liệu cao su cỡ hạt 1÷3 mm thêm vào CPĐD Dmax25 gia cố 4% xi măng với tỉ lệ 1%, 2% và 5% khối lượng cốt liệu khô. Các loại CPĐD-cao su GCXM này được thí nghiệm đánh giá các chỉ tiêu cường độ và đặc biệt triển khai thi công thí điểm 2 loại CPĐD GCXM sử dụng 0% và 2% cao su. Kết quả cho thấy CPĐD GCXM trộn thêm 1% và 2% cao su đạt cường độ yêu cầu làm lớp móng trên. Ngoài ra, đã quan sát được 2 vết nứt rộng khoảng 1 mm xuất hiện ở ngày thứ 30 trên lớp móng GCXM không trộn thêm cốt liệu cao su trên toàn bộ bề rộng lớp móng (3,25 m), trong khi đó CPĐD GCXM thêm 2% cao su không xuất hiện vết nứt. Điều này chứng tỏ cốt liệu cao giúp CPĐD GCXM giảm co ngót và hạn chế nứt do co ngót. Nghiên cứu góp phần thúc đẩy sử dụng cốt liệu cao su được nghiền từ lốp xe phế thải trong xây dựng đường, góp phần hạn chế các vấn đề môi trường do lốp xe phế thải gây ra

Incorporating rubber aggregates grinding from end-of-life waste tires into cement- based materials could help improve the resistance of the composites to shrinkage cracking. However, few studies were found on rubber aggregate incorporation into cement-treated base materials. This study added rubber aggregates size 1-3 mm to cement-treated aggregates type Dmax25 (4% cement) at different contents of 1%, 2% and 5%, by weight of dry graded aggregates. These rubberized cement-treated materials were then assessed in the laboratory to determine fundamental mechanical properties. Two pavement segments were also constructed using the composites incorporating 0% and 2% rubber aggregates. The results showed that the cement-treated base materials contained 0%, 1% and 2% rubber aggregates that met the mechanical properties requirements for pavement bases. In addition, two transverse cracks (1 mm wide and 3,25 m long) appeared in the reference cement-treated base (without rubber aggregates) 30 days after the pavement was paved, whereas the one incorporating rubber aggregate was still intact. This observation demonstrated that rubber aggregates could help the cement-treated base reduce shrinkage and limit resulting cracking. The research promotes using crumb rubber aggregates from waste tires in pavement construction, limiting environmental pollution caused by end-of-life tires.

TTKHCNQG, CVv 287