Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,522,315
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Tiêu hoá và gan mật học

Phạm Hùng Phong, Trần Thanh Hưng, Hồ Tấn Phát, Võ Duy Thông(1), Diệp Thị Mộng Tuyền, Trần Viết An

Hiệu quả tiệt trừ Helicobacter pylori của phác đồ bốn thuốc có Bismuth với phác đồ ba thuốc có Levofloxacin ở bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng đã thất bại điều trị

The efficacy of bismuth-containing quadruple versus levofloxacin triple therapies as rescue treatment for Helicobacter pylori eradication

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2023

2

386-391

1859-1868

Đánh giá hiệu quả tiệt trừ H.pylori của phác đồ 4 thuốc có Bismuth và phác đồ 3 thuốc có Levofloxacin ở BN viêm loét dạ dày tá tràng thất bại điều trị H.pylori. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca trên 2 nhóm điều trị với phác đồ 4 thuốc có Bismuth và nhóm điều trị phác đồ 3 thuốc có Levofloxacin trong thời gian từ tháng 6/2017 đến tháng 8/2018. Kết quả: 72,5% bệnh nhân có tiền sử tiệt trừ thất bại 1 lần, tiền sử sử dụng phác đồ OAC chiếm tỷ lệ cao hơn so với các phác đồ khác (50,0%). Hình ảnh tổn thương trên nội soi: viêm dạ dày là tổn thương hay gặp nhất (trước điều trị: 69,2% và sau điều trị 37,5%). Tỷ lệ đáp ứng điều trị chung của nghiên cứu là 88,3%. Tỷ lệ đáp ứng điều trị trong nhóm 3 thuốc có Levofloxacin là 85,0%, nhóm 4 thuốc có Bisthmus là 91,7% (p > 0,05). Tỷ lệ có tác dụng phụ trong nghiên cứu là 101 trường hợp (84,2%). Tuân thủ điều trị có liên quan mang ý nghĩa thống kê với kết quả điều trị (p <0,001). Kết luận: Tư vấn bệnh nhân về tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị và khuyến cáo nên ưu tiên lựa chọn phác đồ 4 thuốc có Bisthmus trên bệnh nhân đã thất bại điều trị trước đó.

Helicobacter pylori (H.pylori) is a super-mutant bacteria that causes different immune responses in patients. Objectives: To evaluate the efficacy of H.pylori eradication of 4-drug regimens with Bismuth and 3-drug regimens with levofloxacin in patients with peptic ulcer disease who failed H.pylori treatment. Materials and methods: Descriptive study of a series of cases into 2 groups treated with 4-drug regimen containing Bismuth and group treated with 3-drug regimen containing Levofloxacin from June 2017 to August 2018. Patients were randomly selected when visiting on weekdays, at the outpatient department of Gastroenterology, Cho Ray Hospital. Results: 72.5% patients had a history of eradication failure 1 time, the history of using OAC regimen accounts for a higher rate than other regimens (50%.). Image of lesions on endoscopy: gastritis is the most common lesion (before treatment: 69.2% and after treatment 37.5%. The overall treatment response rate of the study was 88.3%. The rate of treatment response in group 3 drugs with Levofloxacin was 85,0%, group 4 drugs with bismuth was 91.7% (p > 0.05). The rate of side effects in the study was 101 cases (84.2%). Adherence to treatment had a statistically significant relationship with the treatment outcome (p < 0.001). Conclusion: Explain and guide the patient how to use the drug, and recommend prioritizing a 4-drug regimen with Bisthmus in patients with prior treatment failure.

TTKHCNQG, CVv 46