Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  16,212,753

Các khoa học môi trường

Trần Thị Minh; Nguyễn Tài Tuệ; Trần Đăng Quy; Lee Jong-Un; Nguyễn Tài Tuệ(1)

Hàm lượng kim loại nặng trong các cột trầm tích từ rừng ngập mặn với độ tuổi khác nhau tại xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Heavy metal concentrations in sediment cores from different mangrove forests in Da Loc commune, Hau Loc district, Thanh Hoa province, Vietnam

TC Khoa học trái đất và môi trường – ĐH Quốc gia Hà Nội

2018

03

33-44

2615-9279

Kim loại nặng; Trầm tích; Rừng ngập mặn

Mangrove; Sediments, Heavy metals; Thanh Hoa

Để xác định sự tập trung của các kim loại nặng trong các cột trầm tích từ rừng ngập mặn với độ tuổi khác nhau, bốn cột trầm tích với độ sâu 100 cm đã được thu thập, phân tích các chỉ số hóa lý (pH, Eh, hàm lượng vật chất hữu cơ, thành phần hạt) và hàm lượng kim loại nặng. Kết quả chỉ ra rằng thành phần hạt của các cột trầm tích chủ yếu là cát bột, bột, bột cát, bùn cát và bùn. Hàm lượng bùn trung bình của các cột trầm tích tăng dần từ trầm tích rừng ngập mặn 1, 9, 19 và 27 tuổi, trong khi đó lại có biến động lớn theo độ sâu. Giá trị pH, Eh và hàm lượng vật chất hữu cơ chứng tỏ môi trường trầm tích là môi trường kiềm yếu và hiếm khí. Hàm lượng Cu và Zn trong các cột trầm tích tại bãi triều Đa Lộc đã vượt giới hạn TEL, hàm lượng Pb vượt giá trị PEL cho phép theo tiêu chuẩn trầm tích biển Canada (ISQGs). Khi so sánh với tiêu chuẩn trầm tích của Việt Nam QCVN 432012/BTNMT, trầm tích tại khu vực nghiên cứu đã bị ô nhiễm bởi Cu và Pb.

In order to clarify heavy metal concentration profiles in different mangrove forest ages, four sediment cores (up to 100 cm in depth) were collected and tested for their physicochemical characteristics (pH, Eh, organic matters and grain size) and heavy metal concentrations. Results showed that mangrove sediments were composed mainly of sandy silt, silty sand, silt, sandy mud and mud. The average mud content in the sediment cores continuously increased with mangrove forest ages from one, nine, nineteen and twenty years old, whereas the mud content highly fluctuated with the core depth. pH, Eh and organic matter content implied that the sedimentary depositional environments were classified as weak alkaline and anaerobic. The Cu and Zn concentrations in the sediment cores from the intertidal zone exceeded the TEL values in Canadian Interim Marine Sediment Quality Guideline (ISQGs) values, while, Pb concentration exceeded the PEL level. When compared with National Technical Regulation on Sediment Quality QCVN432012/BTNMT, sediment samples were polluted by Cu and Pb.

TTKHCNQG, CTv 175