Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,963,186
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Khoa học về chăm sóc sức khoẻ và dịch vụ y tế

Nguyễn Việt Hà, Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Văn Tuấn

Thực trạng sử dụng internet ở người bệnh nội trú từ 10 đến 24 tuổi tại Viện Sức khỏe tâm thần

The reality of internet use of inpatients aged 10 to 24 years at the National Institute of mental health

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2021

1

116-120

1859-1868

Mô tả thực trạng sử dụng Internet của người bệnh nội trú từ 10 đến 24 tuổi tại Viện Sức khỏe Tâm thần. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có hồi cứu 109 người bệnh nội trú từ 10- 24 tuổi tại Viên Sức khỏe Tâm thần từ tháng 8/2020- 10/2021. Kết quả: Quần thể nghiên cứu có độ tuổi trung bình 18,72 ± 3,76, nữ giới chiếm tỉ lệ nhiều hơn (57,8%), nơi sinh sống nhiều nhất là ở thành thị (52,8%), nghề nghiệp chủ yếu là học sinh, sinh viên (73,4%), trong đó nhiều nhất là bậc Trung học phổ thông (45,9%). Tỉ lệ sử dụng Internet trong quần thể nghiên cứu là 100%, trong đó có 37,6 % người bệnh được đánh giá là nghiện Internet theo thang điểm Chen Internet addiction scale (CIAS). Thời gian sử dụng Internet trung bình mỗi ngày thường và ngày nghỉ ở quần thể nghiên cứu tương ứng là 3,73 ± 2,45 và 4,76 ± 2,95 giờ. Các hình thức được lựa chọn sử dụng nhiều nhất là mạng xã hội (51,4%), chơi games online (26,6%), xem phim- video ngắn giải trí (14,7%). Kết luận: Thực trạng sử dụng Internet ở quần thể nghiên cứu là đa dạng về hình thức, mục đích, thời gian, với tỷ lệ sử dụng gây hại, nghiện cao. Vì vậy cần chú ý đến vấn đề quản lý sử dụng Internet ở nhóm đối tượng này.

Describe the reality of Internet use of inpatients aged 10 to 24 years at the National Institute of Mental Health. Subjects and methods: A retrospective cross-sectional descriptive study of 109 inpatients aged 10-24 years at the National Institute of Mental Health f-rom August 2020 to October 2021. Results: The study population had an average age of 18.72 ± 3.76, women accounted for more (57.8%), the largest living place was in urban areas (52.8%), major occupations are students (73.4%), of which the majority is at upper secondary level (45.9%). The rate of Internet use in the study population is 100%, of which 37.6% of patients are rated as Internet addiction according to the Chen Internet addiction scale (CIAS). The average time of using the Internet each weekday and rest day in the study group of patients was 3.73 ± 2.45 and 4.76 ± 2.95 hours, respectively. The forms chosen by the patient group the most are social networks (51.4%), playing online games (26.6%), watching movies and short videos for entertainment (14.7%). Conclusion: The reality of Internet use in the study population is diverse in terms of form, purpose and time, with a high rate of harmful and addiction. Therefore, attention should be paid to the management of Internet use in this group.

TTKHCNQG, CVv 46