Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  16,194,398

Tâm lý học nói chung (gồm cả nghiên cứu quan hệ nguời - máy)

Trần Thị Lệ Thu; Phan Thị Mai Hương; Nguyễn Thị Nhân Ái; Trần Thị Cẩm Tú; Phạm Thị Diệu Thúy; Nguyễn Thị Nhân Ái(1)

Từ giá trị sống và kỹ năng sống của học sinh Trung học cơ sở bàn về giáo dục giá trị sống - Kỹ năng sống ở trường học

Tâm lý học

2020

04

23 - 40

1859-0098

Kỹ năng sống; Giá trị sống; Học sinh; Giáo dục; Trường Trung học cơ sở

Nghiên cứu hướng đến mục tiêu tìm kiếm mô hình giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống phù hợp, trên cơ sở phân tích thực trạng các giá trị sống và kỹ năng sống ở trường học của học sinh trung học cơ sở như là kết quả của quá trình giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống và mối quan hệ giữa chúng. Mẫu nghiên cứu gồm 883 học sinh của năm trường trung học cơ sở tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Trên cơ sở tham khảo các chương trình giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống đang được thực hiện ở các trường học cùng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảng hỏi về giá trị sống và kỹ năng sống ở trường học của học sinh đã được xây dựng để thu thập số liệu. Kết quả chi ra hệ giá trị sống ởtrường học gồm 9 giá trị (Yêu nước, Hợp tác, An toàn, Hạnh phúc, Khoan dung, Chăm chỉ, Yêu thương - Tôn trọng, Có trách nhiệm với tương lai và Trung thực), trong đó có một giá trị kép và 3 kỹ năng sống (Kỹ năng tự chủ, Kỹ năng giải quyết vấn đề và sáng tạo và Kỹ năng giao tiếp). Các giá trị sống và kỹ năng sống có tương quan thuận với hệ số tương quan Pearson trong khoảng từ 0,33 đến 0,68. Từ kết quả này, tính hợp lý và hiệu quả của mô hình giáo dục kết hợp giá trị sống và kỹ sống được bàn luận.

TTKHCNQG, CVv 211