Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  16,267,605

71; 06

Kinh tế và kinh doanh

Phạm Mỹ Linh; Ngô Thị Hằng; Đào Bích Ngọc; Đào Bích Ngọc(1)Đào Bích Ngọc(2)

Rào cản tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa: Nghiên cứu thực nghiệm tại khu vực ASEAN

Credit constraints of Small and medium enterprises: An empirical study on ASEAN countries

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng (Học viện Ngân hàng)

2022

243

29-44

1859-011X

Doanh nghiệp; Doanh nghiệp nhỏ và vừa; Rào cản tín dụng; ASEAN; Ngân hàng

Enterprises; Small and medium enterprises; Credit constraints; ASEAN

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là bộ phận doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và ổn định kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có khu vực ASEAN, số liệu thống kê của OECD năm 2020 cho thấy, DNNVV khu vực ASEAN chiếm 98-99% tổng số doanh nghiệp toàn khu vực, góp phần tạo ra tối thiểu 50% việc làm ở tất cả các quốc gia (OECD, 2020). Theo đó, gia tăng sức mạnh và tạo điều kiện phát triển cho khối DNNVV chính là động lực cho sự phát triển bền vững, hưng thịnh toàn khu vực trên phương diện kinh tế. Vì vậy, phát hiện và giảm thiểu khó khăn trong tiếp cận tín dụng, khơi thông vốn tài trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV được cho là một trong những yếu tố then chốt của chiến lược phát triển DNNVV khu vực ASEAN. Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu khảo sát của 5.938 doanh nghiệp do Ngân hàng Thế giới (WB) thu thập đế tìm hiểu các rào cản tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp tại 7 quốc gia ASEAn năm 2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố như thời gian hoạt động ngắn, ngành sản xuất, cạnh tranh phi chính thức, không có kiểm toán độc lập, không có chứng chỉ quốc tế, không có hoạt động nghiên cứu phát triển thị trường, thời gian xử lý thủ tục hành chính, lịch sử tín dụng, tăng trưởng kinh tế và chất lượng thế chế làm tăng rào cản tín dụng. Ngược lại, các nhân tố như quản lý nữ, trụ sở ngoài thành phố lớn hay quy mô tín dụng của nền kinh tế làm giảm rào cản tài chính.

 

Small and medium-sized enterprises (SMEs) are company segments that contribute significantly to the economic growth and stability of many nations, including ASEAN countries. According to 2020 OECD figures, 98-99 percent of all firms in the ASEAN region will be small and medium-sized enterprises (SMEs), contributing to the creation of at least 50 percent of all jobs in all nations (OECD, 2020). Increasing the strength of and establishing development circumstances for the SME sector is the driving force for the economic sustainability and prosperity of the entire region. Hence, identifying and mitigating obstacles to credit access and facilitating funding for the manufacturing and business activities of SMEs are regarded as crucial components of the SME development strategy in the ASEAN region. The study uses a survey data set of 5,938 enterprises collected by the World Bank (WB) to understand the barriers to credit access of enterprises in seven ASEAN countries in 2016. The results indicate that factors such as short operating time, manufacturing industry, informal competition, lack of independent auditors, lack of international certifications, lack of market research and development activities, and processing time for administrative procedures, credit history, economic growth, and institution quality heightened credit barriers. In contrast, variables such as the presence of female managers, headquarters outside of major cities, and the amount of the economy's credit lessen financial barriers.

 

TTKHCNQG, CVv 284