Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  16,210,077

Tài nguyên rừng

Nguyên Thanh Tân; Nguyễn Thị Thanh Hương; Nguyễn Thị Thanh Hương(1)

Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và khả năng phục hồi rừng sau nương rẫy tại vườn quốc gia tà đùng, tỉnh Đắk Nông

Research on structure characteristics and etimation of forest rehabilitation time after shifting cultivation in ta dung national park, dak nong province

Nông nghiệp & phát triển nông thôn

2021

01

119-127

1859-4581

Cấu trúc rừng; Canh tác nương rẫy; Rừng phục hồi; Vườn Quốc gia Tà Đùng

Forest structure; Shifting cultivation; Rehabilitation forest; Ta Dung National Park

Nghiên cứu được thực hiện trên hai kiểu rừng phục hồi sau nương rẫy là kiểu rừng ít tre, nứa và kiểu rừng tre, nứa tại Vườn Quốc gia Tà Đùng, tỉnh Đắk Nông, số liệu thu thập từ 37 ô tiêu chuẩn điển hình với diện tích 2.500 m2/ô (50 m X 50 m), trong đó 33 ô được thiết lập ở rừng sau nương rẫy đại diện các kiểu rừng và thời gian phục hồi, 4 ô được thiết lập ở rừng ổn định. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phân bố số cây theo cấp kính 2 giai đoạn phục hồi đầu là 5 - 9 năm và 10 -14 năm tuân theo quy luật dạng giảm theo hàm Meyer, giai đoạn 15 - 20 năm có dạng một đỉnh lệch trái, số cây tập trung nhiều nhất ở cỡ kính thấp đối với cả 2 kiểu rừng. Mạng hình phân bố cây rừng trên mặt bằng có quy luật phân bố cách đều với cả 3 giai đoạn phục hồi trên hai kiểu rừng, cấu trúc tầng thứ và độ tàn che tăng dần theo giai đoạn phục hồi, cấu trúc tăng từ 1 đến 3 tầng, độ tàn che biến động từ 0,31 đến 0,54 tương ứng với các giai đoạn phục hồi là 5 - 9 năm, 10 -14 và 15 - 20 năm. Thời gian phục hồi đạt đến trạng thái rừng ổn định đối với kiểu rừng ít tre, nứa được dự đoán khoảng 41 đến 46 năm, thấp hơn so với kiểu rừng tre, nứa, khoảng 55 đến 58 năm.


 

The study was carried out on two rehabilitation forest types after shifting cultivation including the less bamboo mixed broaddeave forest and the more bamboo mixed broaddeave forest in Ta Dung National Park, Dak Nong province. Data were collected from 37 sample plots with an area of 2,500 m2 per plot (50 m X 50 m), of which 33 plots were established on the rehabilitation forests representing forest types and rehabilitation stages, and 4 plots were established on the forests with stable structure. The research results show that tree number distribution by diameter classes of the first two rehabilitation stages of 5-9 years and 10-14 years presented a form of Meyer function, most trees concentrated in small diameter classes in both forest types. The the horizontal spatial distribution of trees had an even distribution pattern with all three rehabilitation stages over two forest types. The layer structure and canopy cover increased gradually with the rehabilitation stages, the layer structure increased from 1 to 3 stories, and the canopy cover increased from 0.31 to 0.54, corresponding to the rehabilitation stages of 5 - 9 years, 10 - 14 and 15 - 20 years, respectively. The recovery time to reach the stable forest status for the more bamboo mixed broad-leave forest typewas estimated about 41 to 46 years, lower than that of less bamboo mixed broad-leave forest type, with the time from 55 to 58 years.

TTKHCNQG, CVv 201