Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,854,799

76

Sản khoa và phụ khoa

BB

Nguyễn Thị Huyền Anh; Nguyễn Mạnh Thắng; Trương Thanh Hương; Trương Thanh Hương(1)

Tỷ lệ và yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp kéo dài sau đẻ trên các sản phụ tăng huyết áp trong thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Prevalence and predictors of persistent postpartum hypertension among women with hypertensive disorders of pregnancy at the National Hospital of Obstetrics and Gynecology

Tạp chí Nghiên cứu y học (Đại học Y Hà Nội)

2024

07

194-204

2354-080X

Tăng huyết áp kéo dài sau đẻ; Tăng huyết áp thai kỳ; Lâm sàng; Tỷ lệ

Persistent postpartum hypertension; Pregnancy hypertensive disorders; Clinical; Predictors; Treatment

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định tỷ lệ và yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp kéo dài sau đẻ 3 tháng trên các sản phụ tăng huyết áp trong thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Nghiên cứu thuần tập tiến cứu trên 360 sản phụ tăng huyết áp trong thai kỳ đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 01/2023 đến tháng 11/2023. Các sản phụ được lựa chọn tham gia nghiên cứu trong vòng 24 giờ đầu sau đẻ và được theo dõi huyết áp đến 3 tháng sau đẻ. Trong 360 sản phụ tham gia nghiên cứu, 301 sản phụ được theo dõi đến 3 tháng sau đẻ (tỷ lệ theo dõi thành công là 83,6%). 7,6% sản phụ tăng huyết áp trong thai kỳ có tăng huyết áp kéo dài sau đẻ 3 tháng. Trong mô hình hồi quy đơn biến, tuổi mẹ, tuổi thai khi kết thúc thai kỳ, nồng độ creatinin máu, tăng huyết áp sau đẻ 7 ngày, và tăng huyết áp sau đẻ 6 tuần là các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp kéo dài sau đẻ. Trong mô hình hồi quy đa biến, tuổi mẹ ≥ 35 tuổi, tăng creatinin máu (≥ 1,1 mg/dl), và tăng huyết áp sau đẻ 6 tuần là ba yếu tố nguy cơ độc lập của tăng huyết áp kéo dài sau đẻ 3 tháng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trung bình cứ 13 sản phụ tăng huyết áp trong thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương thì có 1 sản phụ tăng huyết áp kéo dài sau đẻ 3 tháng. Cần xác định nhóm sản phụ nguy cơ cao và đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời để kiểm soát huyết áp sau đẻ và giảm nguy cơ biến chứng tim mạch trong tương lai.

The aim of this study was to determine the prevalence and identify the predictors of persistent hypertension at three months after delivery among women with hypertensive disorders of pregnancy (HDP) at the National Hospital of Obstetrics and Gynecology (NHOG). A prospective cohort study was conducted on 360 women with HDP who were delivered at the NHOG from January 2023 to November 2023. Participants were enrolled within 24 hours of delivery and followed up to three months after delivery. Of the 360 participants initially enrolled, 301 were successfully followed up to 3 months after delivery (follow-up rate 83.6%). Among women with HDP, 7.6% experienced persistent hypertension at three months after delivery. On bivariate logistic regression, variables such as maternal age, gestational age at delivery, serum creatinine level, hypertension at seven days postpartum, and hypertension at six weeks postpartum were found to be associated with persistent postpartum hypertension. Further analysis at multivariate level revealed that maternal age of 35 years or older, elevated serum creatinine level (≥ 1.1 mg/dl), and hypertension at six weeks after delivery were independent predictors of persistent postpartum hypertension at three months postpartum. Our study showed that approximately 1 in 13 women with HDP at the NHOG remained hypertensive at three months after delivery. There is a need for identifying high-risk women and providing timely interventions to control postpartum blood pressure and reduce the risk of future cardiovascular complications following HDP.

TTKHCNQG, CVv 251