Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,238,126
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Khoa học nông nghiệp

BB

Nguyễn Thị Bạch Tuyết, Trần Thị Ngọc Mai, Nguyễn Thị Thanh Nga(1), Phạm Bền Chí

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG VI SINH VẬT CỦA CÂY NGŨ SẮC AGERATUM CONYZOIDES (LINN.) ASTERACEAE

STUDY ON MORPHOLOGICAL, PHYTOCHEMICAL PROPERTIES AND ANTI - MICROBIAL ACTIVITY OF AGERATUM CONYZOIDES (LINN.) ASTERACEAE

Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên

2023

05

152-160

Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát đặc điểm hình thái, thành phần hoá học và hoạt tính kháng vi sinh vật của cây Ngũ sắc (Ageratum conyzoides L. Asteraceae). Mẫu dược liệu thu thập tại Bình Dương vào tháng 06/2018 để phân tích các đặc điểm hình thái, vi phẫu, bột của thân, rễ, lá cây Ngũ sắc. Sơ bộ phân tích thành phần hoá học của cao lá Ngũ sắc chiết bằng ethanol theo phương pháp Ciuley. Sử dụng các dung môi n –hexan, CHCl3, ethyl acetat và methanol để chiết xuất phân đoạn bằng kỹ thuật lắc phân bố. Đánh giá hiệu quả kháng vi sinh vật bằng phương pháp khuếch tán đĩa và pha loãng trong môi trường thạch. Kết quả cho thấy mẫu thân, rễ, lá đã thể hiện được các đặc điểm hình thái, cấu tạo vi phẫu đặc trưng của loài A. conyzoides. Thành phần hoá học có trong cao chiết bằng ethanol từ lá Ngũ sắc gồm flavonoid, alkaloid, polyphenol, tannin, coumarin, saponin, chất khử và tinh dầu. Các phân đoạn có hoạt tính tốt nhất từ cao chiết bằng ethyl acetat có tác dụng kháng S. aureus, MRSA, E. coli, P. aeruginosa với giá trị MIC tương ứng 125, 125, 500, 500 µg/mL; cao chiết bằng chloroform có tác dụng kháng T. rubrum, M. gypseum, T. mentagrophytes với giá trị MIC tương ứng 250, 250, 500 µg/mL. Các kết quả này tạo tiền đề để phân lập, xác định cấu trúc hoá học các chất có hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm từ các cao chiết tiềm năng.

This study aimed to evaluate morphological, phytochemical properties and anti-microbial activites of fractions of Ageratum conyzoides (AC). The sample was collected in Binh Duong province in June 2018 for analyzing its morphology, anatomical characteristics. Preliminary phytochemical screening of the leaves ethanol extract based on the Ciuley’s procedure. Fraction extracts were prepared by partitioning method with solvents n-hexane, chloroform, ethyl acetate, and methanol. Their antimicrobial activities were determined by agar disc diffusion and agar dilution method. Morphological and anatomical characteristics of the parts of the collected plant showed many features of A. conyzoides. Its leaves contained flavonoid, alkaloid, polyphenol, tanin, saponin, reductant and essential oil. The ethylacetate extract exhibited the growth strongest of S. aureus, MRSA, E. coli, P. aeruginosa with MIC value corresponding 125, 125, 500, 500 µg/mL. The choloroform fraction had the strongest antifungal activity, resisted T. rubrum, M. gypseum, T. mentagrophytes with MIC value corresponding 250, 250, 500 µg/mL. The results could provide basic information to isolate and determine the structure of substances with antibacterial and antifungal activities from the potential fractions.