Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,602,434
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Cây rau, cây hoa và cây ăn quả

Châu Thị Anh Thy, Đỗ Thành Luân(1), Lê Thị Xã, Nguyễn Phương Thảo, Nguyễn Khởi Nghĩa

Hiệu quả của phân hữu cơ rắn từ nước thải hầm ủ biogas và bã bùn mía lên sinh trưởng và năng suất cải xà lách (Lactuca sativa) ở điều kiện nhà lưới

Efficacy of solid organic fertilizers from biogas effluent and sugarcane filter on growth and yield of lettuce (Lactuca sativa) under greenhouse conditions

Khoa học (Đại học Cần Thơ)

2022

3

158-169

1859-2333

Nghiên cứu tái sử dụng nguồn nước thải hầm ủ biogas để tạo phân hữu cơ dạng rắn và đánh giá hiệu quả phân lên sinh trưởng và năng suất cây xà lách ở điều kiện nhà lưới. Nước thải biogas được hấp phụ vào xỉ than và trộn với bã bùn mía với các tỷ lệ 30:70, 20:80, 10:90 (%:%), sau đó bổ sung bột cá và vi khuẩn có lợi cho cây trồng. Kết quả cho thấy nghiệm thức 30:70 (%:%) bổ sung 16,7% bột cá và vi khuẩn có lợi đạt tiêu chuẩn phân hữu cơ rắn của Việt Nam. Các nghiệm thức bón 1-5 tấn/ha phân hữu cơ rắn ở điều kiện nhà lưới giúp cây cải xà lách sinh trưởng tốt hơn và cho năng suất tăng thêm từ 47-127%, đồng thời giúp giảm 25% lượng phân NP theo khuyến cáo. Như vậy, việc tái sử dụng nguồn nước thải hầm ủ biogas kết hợp xỉ than và bã bùn mía đã giúp tăng năng suất cây trồng, tiết kiệm được phân bón hóa học và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững.

The study aimed to recycle the biogas digester to produce solid organic fertilizer and its effect on growth and yield of lettuce (Lactuca sativa) under greenhouse condition. Biogas effluents were absorbed into coal slag and mixed with a sugarcane filter at different ratios including 30:70, 20:80, 10:90 (%:%), then, fishmeal and beneficial bacteria were added. The results showed that the treatment of 30:70 together with 16.7% fishmeal and beneficial microorganisms met Vietnam's Organic Fertilizer Standards. Under greenhouse condition, the treatments received 1 to 5 tons/ha biogas fertilizer in a combination with reducing of 25% NP recommended helped to increase lettuce yield by 47 – 127%. In conclusion, the reuse of biogas effluent, coal slag, and sugarcane bagasse to produce solid organic fertilizer not only helped to increase crop yields but also save chemical fertilizers for environmental protection and sustainable agricultural development.

TTKHCNQG, CVv 403