Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  16,192,676

Khoa học kỹ thuật và công nghệ

BB

Phạm Bảo Ngọc*, Nguyễn Minh Hiệp, Nguyễn Ngọc Thùy Trang, Trần Thu Hồng, Lê Văn Toàn, Lê Xuân Cường; Trần Thu Hồng(1)

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VẬT LIỆU HYDROGEL CMC/AA BẰNG KỸ THUẬT GHÉP BỨC XẠ VÀ ỨNG DỤNG XỬ LÝ XANH METHYLEN

RADIATION SYNTHESIS OF CMC/AA HYDROGEL AND THEIR APPLICATION FOR THE TREATMENT OF METHYLENE BLUE

Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên

2022

16

189 - 196

Khả năng hấp phụ xanh methylen (MB) trong dung dịch nước của hydrogel CMC/AA đã được nghiên cứu. Hydrogel tổng hợp từ acid acrylic (AA) và carboxymethyl cellulose (CMC) sử dụng kỹ thuật ghép bức xạ. Các yếu tố ảnh hưởng tới hàm lượng gel tạo thành và độ trương của hydrogel đã được khảo sát. Kết quả chỉ ra rằng, hàm lượng gel cao nhất thu được ở liều chiếu 30 kGy và tăng khi tăng hàm lượng CMC. Kết quả cũng cho thấy độ trương của hydrogel giảm khi tăng liều chiếu xạ. Các đặc trưng của vật liệu được phân tích bằng phổ hồng ngoại Fourier (FTIR) và kính hiển vi điện tử quét (SEM). Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc, nồng độ và pH dung dịch đã được khảo sát. Kết quả cho thấy khả năng hấp phụ MB tối đa đạt được ở pH 8,0 và thời gian tiếp xúc là 150 phút. Sự hấp phụ MB của hydrogel tuân theo mô hình hấp phụ Langmuir với dung lượng tối đa đạt 114,94 mg/g và phù hợp với mô hình động học bậc hai.

The adsorption of methylene blue (MB) from aqueous solution was carried out by using hydrogel CMC/AA. Hydrogels were synthesized by grafting acrylic acid (AA) onto carboxymethyl cellulose (CMC) using direct radiation grafting technique. The factors affecting the gel content and swelling behavior of the hydrogel were investigated. The result indicated that gel content of prepared hydrogel obtained maximum at the radiation dose of 30 kGy and increased with increased concentration of CMC. The swelling properties of hydrogels decreased with increased radiation dose. Fourier transform infrared spectroscopy (FTIR) and scanning electron microscopy (SEM) were used to characterize the structure of the hydrogel. The influence of various experimental factors such as contact time, initial dye concentration and pH of dye solution was investigated. Maximum MB removal was observed at pH 8.0 and contact time of 150 min. In addition, the adsorption data fit well the Langmuir adsorption model with the maximum sorption capacity of 114.94 mg/g, and followed the pseudo-second-order kinetics.