Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,860,364

Bệnh học thuỷ sản

Lê Văn Hậu; Phạm Thị Hoa Mai; Lê Lưu Phương Hạnh; Ngô Huỳnh Phương Thảo; Ngô Huỳnh Phương Thảo(1)

Sàng lọc chủng Bacillus spp. có tính đối kháng Streptococcus agalactiae gây bệnh phù mắt, xuất huyết trên cá rô phi (Oreochromis sp.)

Screening antagonistic bacillus spp. strains against streptococcus agalactiae causing popeye and hemorrhage in tilapia (oreochromis sp.)

Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp - Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế

2022

1

2751-2761

2855-1256

Bệnh phù mắt; Bệnh xuất huyết; Rô phi; Vi khuẩn; Tính đối kháng

Antagonize, Bacillus spp., Oreochromis sp., Streptococcus agalactiae, Tilapia

Trong số các bệnh thường gặp trên cá rô phi, bệnh phù mắt xuất huyết do nhóm vi khuẩn Streptococcus agalactiae gây ra là phổ biến nhất, với tỷ lệ chết cao ở giai đoạn nuôi thương phẩm vào thời điểm nắng nóng của mùa hè, gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Gần đây, việc sử dụng vi khuẩn đối kháng với tác nhân gây bệnh ngày càng được quan tâm. Vì thế, nghiên cứu này triển khai nhằm sàng lọc chủng Bacillus spp. có khả năng đối kháng S. agalactiae bằng phương pháp giếng khuếch tán. Tổng cộng 32 chủng S. agalactiae được phân lập từ mẫu bệnh cá rô phi nuôi tại tỉnh An Giang, Vĩnh Long và TP. Hồ Chí Minh. Các chủng này được xác định hình thái, sinh hóa và PCR. Bộ chủng Bacillus spp. (n = 60) của Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh được sử dụng để kiểm tra hoạt tính đối kháng với 12 chủng S. agalactiae đại diện cho ba vùng địa lý. Kết quả, 18 chủng Bacillus spp. có hoạt tính đối kháng in vitro mạnh với các chủng S. agalactiae (D > 18 mm). Đồng thời, việc phân lập S. agalactiae cho thấy sự hiện diện rất phổ biến chủng vi khuẩn này ở cả ba vùng địa lý khảo sát. Do đó, việc kiểm soát bệnh do S. agalactiae gây ra trên cá rô phi bằng vi khuẩn đối kháng là rất cần thiết.

Among common diseases in tilapia, popeye and hemorrhage caused by Streptococcus agalactiae bacteria are the most common, causing high mortality rates in the table fish production farms during the hot season in summer, leading to the serious economic damage. Recently, the use of bacteria that are resistant to pathogens in aquatic products has been increasingly concerned. Therefore, this study was conducted to screen Bacillus spp. strains capable of antagonizing S. agalactiae using the diffusion well method. A total of 32 S. agalactiae strains were isolated from diseased tilapia cultured in intensive rafts in An Giang, Vinh Long provinces and Ho Chi Minh city. These strains were determined as S. agalactiae by morphological, biochemical characteristics and PCR technique. Bacillus spp. strain collection from Biotechnology Center Ho Chi Minh City (n = 60) was screened for the antagonistic activity against 12 representative S. agalactiae strains from three different geographical regions. The results showed that 18 Bacillus spp. strains had strong in vitro antagonistic activity against S. agalactiae (D > 18 mm). On the other hand, the isolation of S. agalactiae indicated a frequent occurrence of this strain circulating in the surveyed geographical regions. Therefore, control of S. agalactiae infection in tilapia by antagonistic bacteria is essential and worth of concerning.

TTKHCNQG, CVv 471