Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,925,979

Kỹ thuật môi trường

BB

Nguyễn Thị Thanh Thảo, Nguyễn Thị Lợi, Đặng Thị Huyền, Quách Đức Tín, Ngô Thị Thúy Hường; Quách Đức Tín(1)

Mối liên hệ giữa thành phần khoáng vật và sự tồn lưu dioxin trong môi trường đất tại sân bay quân sự Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Tạp chí Môi trường - Chuyên đề Khoa học - Công nghệ

2023

04

10-15

Sân bay quân sự Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai là một trong những điểm nóng ô nhiễm dioxin trong môi trường đất với hàm lượng cao tại Việt Nam. Sự tồn lưu dioxin cao trong môi trường khu vực sân bay cũng như mật độ dân cư đông đúc là nguyên nhân làm cho Biên Hòa được coi là một trong những vùng ô nhiễm trọng điểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe con người và cần được quan tâm hàng đầu trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm này. Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định mối liên hệ giữa thành phần khoáng vật và sự tồn lưu của dioxin trong đất tại sân bay quân sự Biên Hòa. Các mẫu đất nghiên cứu lấy tại 6 lô thuộc khu vực góc Tây Nam đường băng (khu vực Pacer Ivy) và 6 lô thuộc khu vực Tây Nam (SW-3) sân bay Biên Hòa, diện tích mỗi lô 100 m2. Kết quả phân tích hàm lượng dioxin và thành phần hạt trong mẫu đất cho thấy mối tương quan thuận giữa hàm lượng dioxin và thành phần hạt mịn. Hơn nữa, kết quả phân tích nhiễm xạ tia X (XRD) chỉ ra rằng thành phần hạt mịn trong các mẫu này gồm các nhóm khoáng vật chính như kaolinit, thạch anh, smectit và illit, trong đó khoáng vật sét kaolinit là khoáng vật chiếm ưu thế. Dioxin bị hấp phụ trên ,bề mặt khoáng vật kaolinit và hấp phụ trên cạnh điện tích dương của các tiểu cầu sét illit và smectit. Do đó, thành phần môi trường đất lưu giữ dioxin sân bay Biên Hòa chủ yếu là các nhóm khoáng vật sét (kaolinit, illit, smectit), cụ thể là dioxin bị hấp phụ trên mặt và cạnhcủa các khoáng vật sét này

Bien Hoa air base in Dong Nai Province is one of the hotspots for dioxin contamination in the soilenvironment with high concentrations in Vietnam. Due to its high population density, Bien Hoa is considered one of the most polluted areas, with potential health risks, and should be given priority attention in addressing the pollution problem. The study was carried out at Bien Hoa air base to determine the relationship between mineral composition and dioxin retention in soil. Soil samples were collected from six plots of 100 m2 each in the southwest corner of the runway (Pacer Ivy area) and the southwest area (SW-3) of Bien Hoa air base. The analysis of dioxin content and particle composition in soil samples revealed a positive correlation between dioxin content and fine particle composition. Furthermore, XRD analysis shows that the fine-grained composition in these samples includes the main mineral groups such as kaolinite, quartz, smectite, and illite, with the clay mineral kaolinite being the dominant mineral. Dioxin binds to the surface of kaolinite as well as the positively charged edges of illite and smectite clay platelets. Therefore, the soil environment for dioxin retention at Bien Hoa air base is composed primarily of clay mineral groups (kaolinite, illite, smectite), specifically dioxins absorbed on the surface and edges of these clay minerals.