Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  16,209,987

Đa dạng sinh học

Phạm Hữu Hùng; Nguyễn Thế Nhã; Lại Thị Thanh; Hoàng Thị Hằng; Phạm Hữu Hùng(1)

Đa dạng côn trùng họ bọ Hung (Coleoptera: Scarabaeidae) ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Lông, tỉnh Thanh Hóa

Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp

2019

4

108-118

1859-3828

Bộ Cánh cứng; Chỉ số đa dạng; Họ Bọ hung; Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông; Thành phần loài Bọ hung.

Bằng phương pháp lập tuyến và điểm điều tra côn trùng trên 6 dạng sinh cảnh ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa, đã xác định được 37 loài Bọ hung thuộc 25 giống, 5 phân họ Cetoniinae, Dynastinae, Melolonthinae, Rutelinae và Scarabaeinae. Số lượng giống phân bố ở các phân họ khá đồng đều, dao động 16,0% đến 24,0%, số loài dao động từ 16,22% đến 24,32%. Mùa mưa tỷ lệ số giống xuất hiện ở các sinh cảnh dao động từ 20 - 88% tổng số giống; tỷ lệ số loài dao động từ 18,9 - 83,8% tổng số loài. Tương ứng ở mùa khô là 12 - 48% và 8,1 - 48,6%. Ở độ cao < 700 m, tỷ lệ số giống xuất hiện ở các sinh cảnh dao động từ 20 - 88%; tỷ lệ số loài từ 20 - 85,7%. Ở độ cao > 700 m, tỷ lệ số giống từ 8 - 64%; tỷ lệ số loài từ 5,7 - 51,4%. Chỉ số Shannon cao nhất ở sinh cảnh trảng cây bụi xen cây gỗ thứ sinh (H = 3,3), thấp nhất ở rừng tre luồng (H = 1,88). Chỉ số đa dạng Simpson (1-D) thấp nhất ở kiểu rừng tre luồng (1-D = 0,84), cao nhất sinh cảnh quanh bản làng+nương rẫy (1-D = 0,97). Chỉ số Margalef cao nhất ở trảng cây bụi xen cây gỗ thứ sinh (d = 2,63) thấp nhất ở rừng tre luồng (d = 1,32). Chỉ số EH cao nhất ở rừng nguyên sinh (0,99), thấp nhất ở rừng tre luồng (0,965). Chỉ số d ở độ cao < 700 m nhỏ hơn so với ở độ cao > 700 m và các chỉ số còn lại ở độ cao dưới 700 m đều lớn hơn so với ở độ cao trên 700 m. Theo mùa chỉ số H, 1-D và EH ở mùa mưa lớn hơn so với mùa khô; riêng chỉ số phong phú (d) ở mùa khô cao hơn so với mùa mưa. Chỉ số tương đồng theo độ cao là 0,96 và theo mùa là SI = 0,91.

TTKHCNQG, CVv 421