Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,870,492
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Nha khoa và phẫu thuật miệng

BB

Vũ Mạnh Tuấn1,, Phạm Hương Quỳnh, Dương Đức Long, Lưu Hà Thanh(1), Nguyễn Đức Hoàng

Hiệu quả tái khoáng hóa trên bề mặt men răng vĩnh viễn của kem chải răng chứa 5000 ppm fluor trên thực nghiệm

Evaluation of long-term enamel remineralization efficacy of a toothpaste containing 5000 ppm fluoride through experimentation

Y học cộng đồng

2023

6

267-274

2354-0613

Đánh giá hiệu quả tái khoáng của kem chải răng chứa 5000ppm Fluor qua sự thay đổi bề mặt men răng bằng kính hiển vi bề mặt nổi 4K VHX 7000 và chỉ số lase huỳnh quang Diagnodent. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm trên 90 răng hàm nhỏ vĩnh viễn được nhổ vì lý do chỉnh nha, các răng được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, nhóm 1 được hủy khoáng để đạt chỉ số Diagnodent D1, nhóm 2 được hủy khoáng đến khi đạt chỉ số Diagnodent D2. Các răng D1 và D2 được chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm 15 răng được tái khoáng bằng các loại kem chải răng khác nhau (Colgate Pevident 5000ppm fluor, kem HMU 5000ppm fluor và kem Colgate chứa 1450ppm fluor) trong 30 chu kỳ. Các răng được đo chỉ số Sa và Lase Diagnodent tại các thời điểm trước hủy khoáng, sau hủy khoáng, sau tái khoáng. Kết quả: Chỉ số Diagnodent ban đầu là (5,578 ±1,43), chỉ số Sa là 1,597μm. Sau hủy khoáng, nhóm D1 cho chỉ số Sa trung bình là (2,451 ±0,611) μm, nhóm D2 chỉ số Sa trung bình là (3,202 ± 0,535) μm. Sau tái khoáng, các chỉ số Diagnodent và Sa đều giảm, trong đó, nhóm dùng kem chải răng Colgate 5000ppm cho chỉ số Sa sau tái khoáng là thấp nhất (1,976 ± 0,530) nhưng độ trơn nhẵn men răng vẫn chưa hồi phục như chỉ số ban đầu. Kết luận: Kem chải răng chứa 5000 ppm fluor có tác dụng tái khoáng hóa men răng tốt trên thực nghiệm, mức độ tái khoáng hóa cao nhất với kem Pevident 5000 ppm, cao thứ hai là kem HMU 5000 ppm fluor, thấp nhất là kem Colgate 1450ppm fluor.

 

This study aimed to evaluate the remineralization outcomes of a toothpaste containing 5000 ppm fluoride by assessing the changes in enamel surface using a surface profilometer. Subjects and Methods: The experimental study was conducted on 90 permanent premolars that were extracted for orthodontic reasons. The teeth were randomly divided into two groups. Group 1 was demineralized until it reached the Diagnodent D1 score, while Group 2 was demineralized until it reached the Diagnodent D2 score. The D1 and D2 teeth were further divided into three subgroups, with each subgroup consisting of 15 teeth. These subgroups underwent remineralization using different types of toothpaste (Colgate Pevident 5000 ppm fluoride, HMU 5000 ppm fluoride, and Colgate toothpaste containing 1450 ppm fluoride) for 30 cycles. The teeth were measured for Sa score and Diagnodent Laser score at various time points: before demineralization, after demineralization, and after remineralization. Results: The results showed a difference in surface smoothness between the D1 and D2 lesion groups. The remineralization efficacy of the same toothpaste on D1 and D2 lesions was different: the enamel surface of D1 lesions achieved higher smoothness after remineralization with the same toothpaste compared to D2 lesions. The remineralization efficacy among different kinds of toothpaste also varied: Colgate Pevident 5000 ppm fluoride toothpaste showed the highest remineralization efficacy (resulting in the highest surface smoothness restoration). In comparison, HMU 5000 ppm fluoride toothpaste and Colgate Total 1450 ppm fluoride toothpaste showed lower efficacy with no significant difference. Conclusion: The toothpaste containing 5000 ppm fluoride has a good remineralization effect in the experimental study. The highest level of remineralization was observed with Pevident 5000 ppm toothpaste, followed by HMU 5000 ppm fluoride toothpaste, and the lowest level was observed with Colgate 1450 ppm fluoride toothpaste.

 

TTKHCNQG, CVv 417